Cẩm nang

7 việc cần làm gì khi bị muỗi đốt?

Đã đăng 05/12/2018

Làm gì khi bị muỗi đốt có lẽ sẽ là 1 tips sức khỏe rất bổ ích khi dịch sốt xuất hiện đang bùng phát. Việc xử lý đúng vết muỗi cắn ngoài giảm khó chịu thì nó còn giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân xung quanh.

Hầu hết mọi người sẽ có cảm giác ngứa, sưng tấy hoặc phát ban sau khi bị muỗi “hỏi tham”.

Muỗi là vật trung gian gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho con người như:

Trong đó thì sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm nhất mà muỗi mang tới trong 4 bệnh kể trên

Tìm hiểu sơ qua về muỗi đốt

Các nhà khoa học thống kê được hơn 3.500 loài muỗi đang sống trên toàn thế giới, nhưng không phải tất cả 3500 loài này đều tấn công con người.

Việc đốt người và hút máu người chỉ là hành động của muỗi cái, chúng làm việc này để lấy protein phục vụ cho việc sản xuất trứng duy trì nòi giống.

Theo nhiều nghiên cứu, người có nhóm máu O dễ bị muỗi cắn hơn so với người nhóm máu A, B.

Vì sao muỗi đốt lại ngứa

Có phải là khi muỗi đậu lên da chúng sẽ đưa vòi xuyên thủng qua lớp biểu bì bên ngoài bao bọc mạch máu này để hút.

Khi những chiếc vòi được cắm xuống, sẽ có một số chất làm giãn mạch theo vòi đi vào cơ thể, chất này giúp máu luôn chảy thay vì đông cứng lại như thông thường.

Lúc này, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra các histamine thể thụ H1 khiến da xung quanh bị muỗi đốt ngứa và đau.

Không phải bạn bị muỗi đốt là ngứa ngay lập tức, có trường hợp sau vài giờ mới ngứa thì cũng bình thường nhé.

Đỏ tấy, sưng vùng muỗi đốt cũng là một phần phản ứng miễn dịch. Khi cơ thể nhận ra nước bọt của muỗi trong hệ thống do muỗi hút máu, các tế bào bạch cầu sẽ đến chỗ bị đốt  để tiêu diệt nước bọt của muỗi.

Làm gì khi bị muỗi đốt?

Các cụ nhà ta thường khuyên các cháu rằng khi muỗi đốt ngứa thì đừng có gãi đây là một lời khuyên hoàn toàn đúng đắn.

Theo khoa học, việc tác động lên vùng da đang sưng và ngứa lên do muỗi cắn này chỉ làm tăng phản ứng histamine thụ thể H1 của cơ thể. Việc này sẽ làm cho vết cắn càng ngứa hơn.

Đấy là còn chưa kể, gãi ngứa có thể gây trầy xước da, nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, đau xót.

Khi bị muỗi đốt việc làm hiệu quả nhất đó là rửa sạch bằng xà phòng với nước lạnh. Việc làm này có thể vừa giảm ngứa, vừa giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh từ muỗi.

Ngoài ra, dưới đây là một số mẹo nên làm để giảm sưng và ngứa khi muỗi cắn

Sử dụng thuốc bôi

Các loại thuốc bôi trị côn trùng cắn hiện nay đều dựa trên cơ chế làm mát, kháng khuẩn và hạn chế sự sản sinh Histamine, thế nên khi sử dụng thuốc bôi lên vết thương do muối cắn sẽ làm giảm các triệu chứng của nó một cách đáng kể.

Thuốc aspirin

Đây còn được gọi là thuốc giảm đau hạ sốt, chúng cũng có tác dụng giảm ngứa, thâm sẹo. Theo đó, khi bị muỗi đốt bạn cũng có thể nghiền nát viên thuốc và thêm chút nước để tạo thành hỗn hợp sau đó bôi lên. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng nếu như bạn có tiền sử dị ứng với aspirin.

Baking soda

Sử dụng baking soda pha với một chút nước đun sôi để nguội và bôi trực tiếp lên vùng da vừa bị muỗi đốt. Hoặc bạn cũng có thể dùng bông gòn thấm và chà xát lên vùng da này. Để vài phút sau đó rửa lại bằng nước, baking soda có tác dụng giảm kích ứng trên vùng tổn thương do muỗi đốt hay các loại côn trùng khác rất hiệu quả.

Đá lạnh

Mặc dù không thể điều trị triệt để vết muỗi cắn, nhưng có thể làm dịu các cơn ngứa ngáy, sưng tấy trên da nhanh chóng.

Kem đánh răng

Đây được coi như một “loại thuốc” mà bạn có thể dùng để trị muỗi đốt.

Lấy một ít kem đánh răng, sau đó bôi lớp mỏng lên vùng da bị ngứa, để cho chúng khô và giữ đến khi nào cảm giác hết ngứa. Nhớ rửa sạch kem đánh răng với nước lạnh khi hết ngứa nhé.

Giấm táo

Bạn có thể dùng bông gòn thấm một chút giấm táo và chấm lên vị trí muỗi đốt vài lần. Hoặc trộn giấm táo với bột mì và bôi lên chỗ bị muỗi đốt. Cách chữa muối đốt này cũng rất hiệu quả, không gây tổn thương da, lại khá lành tính.

Bột yến mạch

Sử dụng để chế biến các món ăn, làm đẹp, ngoài ra yến mạch còn có tác dụng giảm kích ứng rất tốt. Theo đó, khi bị muỗi đốt bạn chỉ cần trộn bột yến mạch với một chút nước rồi bôi dung dịch này lên vị trí vừa bị muỗi đốt. Chờ cho đến khi hỗn hợp này khô trên bề mặt da thì rửa sạch lại

Mật ong

Trong mật ong có chứa những chất có đặc tính chống khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm trên da.

Do đó, khi bị muỗi cắn, các bạn hãy nhỏ 1-2 giọt lên chỗ ngứa, sưng tấy và xoa nhẹ để chúng thấm vào da.

Chanh

Lấy một lượng nước cốt chanh, chấm vào vết cắn hoặc sát chanh (vỏ chanh) cũng có thể giúp bạn hết ngứa, ngăn ngừa da bị nhiễm trùng.

Nước xà phòng khô (xà bông)

Trong xà bông chứa một hàm lượng muối natri, chất này gặp nước sẽ tạo phản ứng kiềm, có tác dụng bão hòa chất độc gây ngứa do muỗi cắn.

Khi bị muỗi cắn, hãy dùng nước xà phòng khô bôi lên vùng da bị đốt, để trong vòng 2-3 phút và rửa sạch bằng nước lạnh là hết ngứa.

Thông thường, khi bị muỗi đốt, bạn sẽ giảm 2-3 ngày sau và không còn dấu tích của vết muỗi cắn.

Khi nào nên đi khám bác sĩ

Ngoài việc xuất hiện các vết ngứa, nổi mẩn đỏ sau khi bị muối căn thì các bạn nên nhanh chóng tới bác sĩ khi xuất hiện thêm những triệu trứng như:

  • Sốt
  • Phát ban
  • Nổi mẩn dị ứng
  • Xuất hiện cục tím bầm trên cơ thể

Đây có thể là triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết vô cùng nguy hiểm.

Nếu đã áp dụng những biện pháp trên mà mức độ ngứa càng nghiêm trọng kèm theo đau đầu, sốt, nôn mửa thì hãy đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị nhé.

Tra cứu