Nguyên nhân chị em bị tắc kinh nguyệt
admin Đã đăng 23/05/2023
Tắc kinh là hiện tượng như thế nào? Nguyên nhân bị tắc kinh nguyệt là gì? Tình trạng này có dẫn tới các vấn đề nguy hiểm nào cho người phụ nữ không? Biện pháp khắc phục tình trạng tắc kinh như thế nào? Cùng đa khoa Xã Đàn tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Nguyên nhân gây tắc kinh nguyệt ở nữ giới
Tắc kinh nguyệt là tình trạng kinh nguyệt không đều, máu chỉ nhỏ từng giọt, quá ít không đủ thấm băng hoặc đến kỳ hành kinh nhưng kinh nguyệt chưa xuất hiện, 2-3 tháng mới có 1 lần. Nếu quá 3 kỳ nguyệt liên tiếp thì được xem là vô kinh.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tắc kinh nguyệt, có thể kể đến như:
Rối loạn nội tiết tố
Khi nội tiết tố bị rối loạn sẽ khiến cho các vùng tuyến yên, dưới đồi và buồng trứng hoạt động sai lệch khiến quá trình phát triển trứng diễn ra bất thường, trứng không rụng nên dẫn tới kinh nguyệt không xảy ra. Các tác nhân như căng thẳng, ngủ không đủ giấc, béo phì, đột ngột thay đổi cân nặng,… dễ gây ra rối loạn nội tiết tố.
Dấu hiệu mang thai
Lúc này, trứng được thụ tinh, làm tổ ở trong tử cung dẫn tới lớp niêm mạc không bong ra mà sẽ được nuôi dưỡng để bắt đầu quá trình phát triển của thai nhi. Đó là lý do kinh nguyệt không xuất hiện trong suốt quá trình mang thai của người phụ nữ.
Rối loạn tuyến giáp
Các hoạt động của tuyến giáp bị rối loạn sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết prolactin dẫn tới tắc kinh nguyệt.
Buồng trứng đa nang
Đây là hiện tượng có nhiều nang trứng trong buồng trứng với kích thướng nhỏ hơn 10mm. Các nang phát triển cùng nhau nhưng lại không có nang nào phát triển đủ kích thước để phòng nãn, do đó không có cơ hội nào cho quá trình rụng trứng được diễn ra và gây ra tắc kinh.
Bệnh lý phụ khoa
Một số bệnh phụ khoa sẽ gây tắc kinh nguyệt có thể kể đến như:
- Viêm lộ tuyến: Tế bào tuyến bị tổn thương trong ống cổ tử cung
- U xơ tử cung: Trên thành tử cung xuất hiện khối u lành tính. Nếu khối u có kích thước quá lớn ảnh hưởng đến quá trình thụ thai cần được cắt bỏ sớm.
- Viêm tắc ống dẫn trứng: Đây là tình trạng ống dẫn trứng (cầu nối buồng trứng và buồng tử cung) bị viêm nhiễm ảnh hưởng tới quá trình đón trứng từ buồng trứng tới tử cung trong ngày rụng trứng.
Thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh
- Sử dụng nhiều các chất kích thích có thể ảnh hưởng tới hormone sinh sản khiến kinh nguyệt rối loạn.
- Vận động quá sức khiến estrogen không sản xuất đủ để nuôi dưỡng 1 chu kỳ kinh nguyệt.
Tắc kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Nếu bạn bị tắc kinh nguyệt đồng nghĩa với việc trứng không thể rụng gây khó khăn trong việc thụ thai, sinh sản. Đặc biệt, nếu tình trạng này kéo dài sẽ có nguy cơ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm dưới đây:
- Buồng trứng tổn thương: Buồng trứng hoạt động không ổn định hoặc suy giảm chức năng, suy buồng trứng do không kích thích được nội mạc tử cung.
- Teo cơ quan sinh dục: Tắc kinh do tuyến yên khiến hormone hoạt động không ổn định, lâu dài gây teo cơ quan sinh sản, suy buồng trứng, lão hóa sớm.
- Vô sinh: Hiện tượng tắc kinh nguyệt kéo dài dễ gây khó khăn trong việc sinh sản, có thể dẫn tới vô sinh.
- Tâm lý bất ổn định: Tuyến yên hoạt động bất ổn tác động tới thần kinh nữ giới, chị em thường xuyên ở trong tình trạng sợ hãi, lo lắng, trầm cảm.
>>> Xem thêm: Bụng dưới to và cứng là biểu hiện của bệnh gì?
Biện pháp cải thiện tình trạng tắc kinh nguyệt ở phụ nữ
Chị em phụ nữ nên nắm được những cách điều hòa kinh nguyệt để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình kịp thời:
- Xét nghiệm hoặc chuẩn đoán để tìm ra chính xác nguyên nhân bị tắc kinh nguyệt và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nâng cao thể chất bằng các bài tập thể thao phù hợp, tránh quá sức.
- Chế độ ăn uống đảm bảo đủ dinh dưỡng, tránh béo phì.
- Ngủ đủ giấc, khoảng 7- 8 tiếng mỗi ngày, không nên thức khuya.
- Điều chỉnh tâm lý luôn thoải mái, hạn chế tình trạng căng thẳng quá độ
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp chị em có thêm thông tin cần thiết, chú ý những biểu hiện bất thường và sớm thăm khám khi bị tắc kinh nguyệt. Việc thăm khám tại các phòng khám phụ khoa uy tín không chỉ mang lại hiệu quả điều trị cao mà còn tránh những ảnh hưởng không mong muốn về sau tới sức khỏe sinh sản.