Lây nhiễm

Bệnh giang mai biểu hiện như thế nào?

Đã đăng 28/08/2019

Giang mai là bệnh lý có biểu hiện không rõ ràng, thậm chí nhiều trường hợp không có dấu hiệu nào nên rất khó phát hiện. Tuy nhiên, bệnh nếu không phát hiện sớm sẽ gây nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí là tử vong. Vậy bệnh giang mai biểu hiện như thế nào? Cùng thaythuocviet.net tìm hiểu trong bài viết sau.

benh giang mai

Bệnh giang mai là gì?

Giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm lây qua đường giao hợp không an toàn và do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Ngoài ra, vi khuẩn còn có thể lây qua các vết xước, niêm mạc nếu như tiếp xúc với tổn thương của giang mai. Đồng thời, nữ giới mang thai bị giang mai cũng có thể lây bệnh sang con.

Theo thống kê, tỷ lệ nữ giới mắc giang mai cao hơn ở nam giới, nguyên nhân do vùng kín của nữ giới có cấu tạo dạng mở. Bệnh giang mai ở cả nam lẫn nữ giới nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh.

Nguyên nhân bệnh giang mai

Như đã chia sẻ, vi khuẩn Treponema pallidum là nguyên nhân chính gây bệnh giang mai. Cấu tạo của xoắn khuẩn khuẩn giang mai có hình lo xo, mỗi xoắn khuẩn có từ 6 – 14 vòng xoắn.

Sức đề kháng của xoắn khuẩn này rất yếu, cụ thể, sau khi ra khỏi cơ thể xoắn khuẩn có thể sống được vài giờ. Ở nhiệt độ nóng khoảng 45 độ xoắn khuẩn sẽ bị chết sau 30 phút, nhưng ở trong nước đá chúng lại duy trình tính di động khá lâu. Treponema pallidum có thể bị tiêu diệt trong vài phút với xà phòng hoặc các chất sát khuẩn.

Triệu chứng bệnh giang mai

Bệnh giang mai biểu hiện như thế nào là mối quan tâm của rất nhiều người bệnh. Thực tế, dấu hiệu của giang mai không phải lúc nào cũng rõ ràng, thậm chí, nhiều người còn không có biểu hiện nào.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu có những biểu hiện dưới đây người bệnh cần đi kiểm tra sớm vì có thể là dấu hiệu của giang mai:

  • Xuất hiện các vết loét nhưng không đau ở bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc miệng.
  • Lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân nổi phát ban.
  • Âm hộ nữ giới xuất hiện mụn tương tự như mụn cóc sinh dục, ngoài ra, mụn còn xuất hiện ở hậu môn cả nam lẫn nữ giới.
  • Xuất hiện các mảng trắng ở trong miệng của người bệnh.
  • Ngoài ra, người bệnh còn gặp những biểu hiện khác như mệt mỏi, sốt, một số tuyến như ở cổ, háng, nách bị sưng.

Ngoài những biểu hiện đặc trưng trên thì giang mai ở mỗi giai đoạn sẽ có biểu hiện khác nhau. Cụ thể:

Giang mai giai đoạn 1

Ở giai đoạn 1, trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các tổn thương do săng giang mai. Theo đó, săng giang mai xuất hiện ở đầu và thân cậu nhỏ; còn ở nữ giới là âm đạo, âm hộ, tử cung và cổ tử cung. Một số trường hợp khác, săng còn xuất hiện ở tay, chân, lưng, ngực…

Để nhận biết săng giang mai, người bệnh dựa vào những đặc điểm sau:

  • Săng có hình tròn hoặc bầu dục.
  • Có màu đỏ hoặc hơi trắng.
  • Vết loét nông.
  • Không gây ngứa hoặc chảy mủ.

Thông thường, săng giang mai sẽ xuất hiện khoảng 3 – 6 tuần nhưng sau đó sẽ biến mất. Nên có rất nhiều người cho rằng bệnh đã khỏi, nhưng thực tế lúc này vi khuẩn đang phát triển sang máu và chuyển dần sang giai đoạn 2.

Giang mai giai đoạn 2

Triệu chứng điển hình của giai đoạn này chính phát ban. Theo đó, phát ban sẽ bắt đầu xuất hiện ở thân, sau đó lan dần toàn cơ thể và lòng bàn tay, bàn chân. Những nốt phát này không gây ngứa cho người bệnh, nhưng những nốt phát ban ở miệng hoặc cơ quan sinh dục có thể có mủ.

Ngoài dấu hiệu phát ban người bệnh cũng sẽ có những dấu hiệu như đang bị cảm cúm. Đồng thời, giai đoạn này tóc sẽ rụng nhiều và có thể bị đau ở miệng, hậu môn hoặc âm đạo.

Những dấu hiệu trên có thể xuất hiện từ 2 – 6 tuần hoặc có thể đến 2 năm, nhưng sau đó sẽ tự biến mất.

Giang mai giai đoạn tiềm ẩn

Với giai đoạn tiềm ẩn, bệnh sẽ không xuất hiện bất kì triệu chứng nào. Ngoài ra, bệnh còn phân chia thành giai đoạn tiềm ẩn dưới 1 năm và trên 1 năm.

Theo đó, bệnh nhân có giai đoạn tiềm ẩn dưới 1 năm sẽ có những biểu hiện tái phát trở lại. Còn giai đoạn tiềm ẩn trên một năm sẽ không xuất hiện triệu chứng nào. Giai đoạn này nếu không phát hiện sớm bệnh sẽ tiến triển nặng nề và khó điều trị hơn.

Giang mai giai đoạn cuối

Ở giai đoạn cuối của giang mai, người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng về sức khỏe. Theo đó, bệnh có thể gây ra các khố u, gây mù lòa và tê liệt, phá hủy hệ thống thần kinh, não, đe dọa tính mạng người bệnh.

Biến chứng của giang mai

Giang mai là một trong những xã hội nguy hiểm, bệnh nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây nên những biến chứng sau:

  • Xoắn khuẩn Treponema pallidum có thể gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể người bệnh.
  • Các cơ quan nội tạng, mắt, da, niêm mạc để bị ảnh hưởng nặng nề.
  • Người bệnh có thể bị viêm động mạch chủ, bại liệt, viêm gan, tâm thần rối loạn…
  • Thai nhi nhiễm bệnh giang mai từ mẹ có thể tử vong hoặc bị dị dạng sau khi sinh ra.
  • Giang mai đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Cách chữa bệnh giang mai

Nhận biết bệnh giang mai và điều trị sớm là điều cần thiết bởi bệnh rất khó chữa trị. Do đó, khi có những triệu chứng nghi ngờ, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ chữa giang mai phù hợp.

Thông thường, với bệnh giang mai người bệnh sẽ được sử dụng thuốc kháng sinh để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải có sự tham vấn của bác sĩ, người bệnh không tự ý mua về sử dụng.

Ngoài ra, bên cạnh phương pháp dùng thuốc, nhiều cơ sở y tế đang áp dụng giải pháp kích thích cân bằng miễn dịch để điều trị giang mai. Quy trình điều trị kích thích cân bằng miễn dịch bao gồm 4 bước sau:

  • Thực hiện các xét nghiệm để tìm xoắn khuẩn gây bệnh.
  • Ức chế sự phát triển của xoắn khuẩn.
  • Tiêu diệt xoắn khuẩn gây bệnh.
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Phương pháp kích thích cân bằng miễn dịch được xem là an toàn, hiệu quả hơn cả so với những phương pháp truyền thống. Ngoài ra, phương pháp này còn có ưu điểm an toàn, không tác dụng nên được sử dụng phổ biến hiện nay.

Phòng tránh bệnh giang mai bằng cách nào?

Những biến chứng do giang mai gây ra vô cùng nặng nề, do đó, mọi người cần lưu ý những vấn đề sau để phòng bệnh tốt nhất:

  • Đời sống chăn gối an toàn, lành mạnh, tốt nhất nên chung thủy với một bạn tình. Đồng thời, nên vệ sinh bộ phận sinh dục trước và sau khi giao hợp.
  • Nếu quan hệ bằng miệng và phát hiện những biểu hiện bất thường cần đi thăm khám sớm. Đặc biệt, trong thời gian này cần kiêng quan hệ để tránh lây nhiễm cho bạn tình.
  • Trước khi có ý định mang thai cần khám sức khỏe tổng quát để đảm bảo không mắc các bệnh nguy hiểm, trong đó có giang mai.
  • Nếu quá trình mang thai phát hiện mắc giang mai, cần điều trị sớm để không lây bệnh sang trẻ.
  • Hạn chế dùng đồ sinh hoạt cá nhân với người khác, đặc biệt những người mắc giang mai.

Trên đây là những thông tin về bệnh giang mai biểu hiện như thế nào, cũng như nguyên nhân, cách điều trị và phòng bệnh. Hy vọng bài viết sẽ giúp người bệnh nhận biết giang mai sớm và điều trị kịp thời, hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Tra cứu