Bệnh

5 Dấu hiệu bệnh tay – chân – miệng cùng cách phòng tránh và điều trị

Đã đăng 28/12/2018

Bé yêu nhà bạn bỗng nóng, sốt cao không hạ, quấy khóc bất thường, lòng bàn tay, môi, bàn chân nổi bọng nước,…là những dấu hiệu cảnh báo trước của bệnh tay – chân – miệng. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, là nỗi lo lắng của nhiều phụ huynh. Nếu không sớm phát sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Để nhận biết chính xác căn bệnh này và có biện pháp xử lý kịp thời đòi hỏi các bậc cha mẹ cần phải có kiến thức căn bản về bệnh về dấu hiệu, cách điều trị cũng như cách phòng tránh. 

Tay chân miệng là bệnh gì?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng do loại virus có tên là Enterovirus 71 và Coxsackievius A16 gây nên. Những loại virus này chúng sống trong đường tiểu và lây từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc

bieu hien benh chan tay mieng

Bệnh đa phần xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Do hệ miễn dịch ở đối tượng này chưa phát triển toàn diện, khả năng miễn dịch kém. Thực tế một số trẻ lớn hơn, cả người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh nhưng tỉ lệ ít hơn.

Con bạn có thể không bị mắc bệnh nhưng nếu tiếp xúc với người từng bị bệnh cũng có thể bị nhiễm bệnh. Bệnh tay chân miệng mặc dù không gây hại, cũng không cần điều trị bằng thuốc đặc trị có thể tự khỏi sau 2 tuần. Nhưng nếu như bệnh chuyển biến xấu do không điều trị đúng cách rất có thể sẽ bị viêm màng não, bại liệt, thậm chí nặng hơn có thể gây tử vong.

Bệnh chân, tay, miệng rất dễ bị nhầm lẫn bởi các loại dị ứng, ngứa. Để sớm phát hiện ra bệnh, tránh biến chứng nguy hiểm thì các bậc cha mẹ cần nhận biết 5 dấu hiệu bệnh chân, tay, miệng cưới đây.

Dấu hiệu của bệnh chân, tay, miệng 

– Những triệu chứng ban đầu của bệnh: 

  • Đột ngột sốt cao: sốt không thành cơn mà người mác sốt dai dẳng và sốt cao không hạ.
  • Da bị rát đỏ, mụn nước ở họng, mông, đầu gối, lòng bàn tay, bàn chân …
  • Nước bọt tiết ra nhiều hơn, tiêu chảy, mệt mỏi, chán ăn, không ăn, nôn nhiều, quấy khóc…

Khi thấy có những tình trạng trên bạn cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chuẩn đoán. Tránh tình trạng dùng sai thuốc khiến bệnh chuyển biến nhanh hơn.

Dấu hiệu bệnh nặng

  • Ở trẻ nhỏ là quấy khóc kéo dài, không thể nghỉ ngơi đầy đủ
  • Nhiễm độc thần kinh, sốt cao kéo dài trên 39 độ không hạ. Không có phản ứng giảm nhiệt khi sử dụng aspirin.
  • Các cơn co giật nhẹ hoặc khi đang ngủ thì giật mình.

Hầu như rất ít loại thuốc phổ biến thông thường có thể giảm các biểu hiện phát tác của bệnh. Nếu bạn phát hiện ra con mắt những triệu chứng này cần ngay lập tức đến nhờ sự tư vấn của bác sĩ để được tư vấn sử dụng những loại thuốc đặc trị hiệu quả nhất.

Các cấp độ bệnh tay chân miệng

Thông thường, bệnh tay chân miệng thường được chia thành 4 cấp độ như:

  • Cấp độ 1: cấp độ nhẹ nhất, lúc này biểu hiện của người bệnh chỉ là các vét loét ở miệng hoặc chân tay, có thể theo dõi và tự khắc phục tại nhà.
  • Cấp độ 2: lúc này có thể phân vào các nhóm bệnh khác nhau, với các triệu chứng khác nhau như sốt trên 2 ngày, giật mình, nôn, quấy khóc liên tục,…
  • Cấp độ 3: lúc này bệnh đang nặng lên và có dấu hiệu đặc trưng bởi tình trạng mạch đập chậm, toát mồ hôi toàn thân, thở gấp, rối loạn tri giác,…
  • Cấp độ 4: cấp độ nặng, với các biểu hiện sốc, tím tái, ngưng thở, nấc liên tục,,..cần phải đưa đi viện để điều trị, phối hợp điều trị với các bác sĩ, tuyệt đối không được chủ quan.

Tùy thuộc từng cấp độ mà mức độ nguy hiểm cũng như những biểu hiện khác nhau, chúng ta cần nắm được để chủ động theo dõi, phát hiện và điều trị sớm.

bieu hien benh chan tay mieng

Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có thể sẽ thay đổi cấu trúc virus qua từng thời kỳ khác nhau nên không có một loại thuốc nào là dùng để điều trị duy nhất. Căn bệnh này khi mắc ở trẻ thường sẽ gây nhiều hậu quả như chán ăn, hạ đường huyết,…

  • Dùng các thuốc giảm đau, nước muối 0.9% để sát trùng niêm mạc miệng. Và cho trẻ ăn các loại thức ăn lỏng như cháo loãng, bột loãng,… để dễ tiêu hóa.
  • Tắm cho trẻ bằng lá chè, lá chân vịt và các loại nước sát trùng diệt vi khuẩn, không nên dùng các loại sữa tắm.
  • Sau khi tắm thì dùng Betadin bôi lên các vùng da bị tổn thương.

Phòng bệnh tay, chân, miệng bằng cách nào? 

  • Giữ vệ sinh tay luôn sạch sẽ: rửa tay sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ và trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ.
  • Sử dụng các dụng cụ bát, đũa, chén, thìa sạch sẽ, ăn chín và giữ vệ sinh dụng cụ làm bếp, ăn uống
  • Không ăn bốc, mút tay, ngậm mút tay, đồ chơi; không mớm thức ăn cho trẻ …
  • Thường xuyên lau rửa đồ chơi, cầu thang, sàn nhà, tay nắm cửa, bàn ghế, những nơi mà hay sử dụng đến bằng các dung dịch lau rửa thông thường để tránh vi khuẩn lây lan.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  • Nếu bị bệnh nên ở nhà và tránh tiếp xúc với người khác trong khoảng 10 – 14 ngày đầu.

Hi vọng qua bài viết chia sẻ của chúng tôi trong chuyên mục những bệnh phổ biến ở trên giúp quý phụ huynh có cái nhìn tổng quan về bệnh chân, tay, miệng. Hãy đến bác sĩ ngay nếu thấy trẻ nhà bạn có những dấu hiệu lạ, nghi ngờ của bệnh nhé!

Tra cứu