Cẩm nang

Cách chữa sâu róm đốt đơn giản trong mùa hè

Đã đăng 20/12/2018

Mẩn ngứa, sưng tấy, nóng rát… là những biểu hiện thường thấy khi cơ thể bị côn trùng cắn, nhất là vào mùa hè khi có sự xuất hiện của sâu róm. Vậy, cách chữa sâu róm đốt như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Sâu róm hay sâu lông thực chất là ấu trùng của loại bướm đêm thuộc họ Erebidae. Chúng có màu sắc sặc sỡ và rất dễ để nhận biết.

cach chua sau rom dot

Triệu chứng khi bị sâu róm đốt

Thực chất, sâu róm không đốt người. Thế nhưng do việc xếp chúng vào chung nhóm côn trùng cùng với ong, kiến hay các loại bọ khác nên người ta thường lầm tưởng chúng đốt, cắn người và gây dị ứng. Thế nhưng điều này là không chính xác.

Bởi sâu róm dù ở dạng ấu trùng hay sâu trưởng thành chúng đều mang trên mình những sợi lông với nhiều độc tố. Những lông độc này đóng vai trò ngụy trang và tấn công những kẻ thù của sâu róm.

Do đó, khi phát tán trong gió, dính vào quần áo hoặc tiếp xúc trực tiếp qua da, lông sâu róm gây ra một loạt các triệu chứng như:

  • Ngứa rát.
  • Đau nhức.
  • Nổi mề đay, mẩn ngứa.
  • Sốt.
  • Nhức đầu.
  • Hạ huyết áp.
  • Co giật.

Tùy theo từng mức độ nhiễm độc mà các triệu chứng trên có biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Nó có thể xuất hiện và biến mất trong khoảng vài giờ, vài ngày nhưng nếu nhiễm độc quá nặng thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Cách chữa sâu róm đốt đơn giản

Như đã phân tích ở trên, các triệu chứng dị ứng khi tiếp xúc với sâu róm đến từ lông của chúng chứ không phải bị đốt, cắn. Do vậy trước tiên, cần loại bỏ sự tồn tại của lông sâu róm trên da.

Điều này có thể thực hiện bằng cách phủi sạch bằng que, kẹp hoặc nhíp. Tiếp đó, dùng băng dính dán lên phần da bị tổn thương để lấy hết những sợi lông còn sót lại. Hoặc theo dân gian là sử dụng xôi nóng lăn vòng quanh cũng mang lại hiệu quả tương tự. Tuyệt đối không gãi hoặc dí sâu vào da để hết ngứa. Bởi điều này sẽ làm cho lông bám vào sâu hơn và tạo điều kiện để các độc tố trong đó xâm nhập vào cơ thể.

Sau đó, nhẹ nhàng rửa sạch phần da bị tổn thương bằng nước sạch và xà phòng nhiều lần để tình trạng được cải thiện hơn. Ngoài ra, theo dân gian, còn có khá nhiều cách khác cũng có tác dụng đáng kể như:

  • Dùng lá bỏng giã nát rồi đắp lên vị trí ngứa tới khi nào thấy đỡ thì bỏ ra.
  • Bôi kem đánh răng.
  • Trong trường hợp bị nhẹ, tắm nước nóng là cách chữa khá hiệu quả
  • Dùng lá bạc hà giã nhuyễn rồi bôi lên da.
  • Rang khăn nóng để đắp lên vị trí ngứa.
  • Dùng nước vôi loãng, rửa nhẹ để sát trùng.

Tuy nhiên, những cách này có thể chỉ làm giảm các triệu chứng nhẹ. Còn đối với những trường hợp độc tố đã xâm nhập quá sâu và các biểu hiện nặng hơn. Hãy nên tìm tới bác sĩ để được chỉ định dùng các loại thuốc phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: Sử dụng kem đánh răng đánh bật mụn đầu đen

Bị sâu róm đốt nên bôi thuốc gì?

Sau khi bị sâu đốt, ngoài viêc loại bỏ sự tồn tại của lông sâu, người bệnh cũng nên vệ sinh vùng da bị tổn thương bằng đá lạnh hay tắm nước nóng…để giảm cảm giác ngứa ngáy, nóng rát.

Bên cạnh đó, nếu bị sâu róm đốt, có thể hạn chế độc tố thâm nhập, làm lành vết thương bằng một số loại thuốc như:

  • Kẽm, mỡ kháng sinh kết hợp corticoid: Được dùng phổ biến cho các tổn thương do viêm nhiễm, tổn thương do dị ứng khi tình trạng vết thương khô. Tuyệt đối không bôi với vết thương hở và chảy dịch, mỗi ngày bôi 2 lần.
  • Thuốc mỡ salicylic: Có tác dụng làm bong tróc lớp sừng da, sát khuẩn và giúp da nhanh chóng được tái tạo. Mỗi ngày bôi từ 1-3 lần. Tuy nhiên, thuốc này đôi khi có thể gây tác dụng phụ nên không được khuyến khích dùng trong thời gian dài.
  • Thuốc chống dị ứng chlopheniramin: Là thuốc chống ngứa hiệu quả, nhưng có thể gây khô miệng, buồn ngủ…Vì vậy, nếu phải lái xe hay làm việc tập trung, hãy cân nhắc kỹ về việc có nên sử dụng hay không.
  • Thuốc bôi tại chỗ promethazin: Có khả năng giảm ngứa, hạn chế khả năng lan rộng của vết thương khi sử dụng 2-3 lần/ ngày.

Tuy nhiên, người bệnh không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc trên mà cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc các thầy thuốc để tránh tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn trở nên phức tạp hơn.

Phòng tránh bị sâu róm đốt như thế nào?

Để tránh gặp phải những triệu chứng do sâu róm gây ra như nổi mề đay, mẩn ngứa… khiến cơ thể mệt mỏi và khó chiu, nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với sâu, bắt sâu ngay cả khi sâu đã chết.
  • Với những gia đình có nhiều cây, hạn chế mở cửa sổ, cửa chính thường xuyên vào mùa xuân, mùa hè.
  • Mặc áo dài và đội mũ rộng rộng vành khi hoạt động trong vùng có nhiều cây cối.
  • Hạn chế phơi quần áo ở những vị trí quá gần cây.
  • Trang bị những kiến thức sơ cứu cơ bản khi bị tai nạn do sâu róm.

Trên đây là một số thông tin cần thiết trong việc phòng tránh và điều trị tình trạng dị ứng khi tiếp xúc với sâu róm. Hy vọng bạn đọc sẽ ghi nhớ, lưu lại và sử dụng trong những tình huống cần thiết nhé. Và đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục Tin sức khỏe trong trang Thaythuocviet.net của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin bảo vệ sức khỏe của mình nhé bạn.

Tra cứu