Mẹo hay - Sống khỏe

Dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt, cách khắc phục

Đã đăng 17/04/2019

Dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt như thế nào? Làm sao để khắc phục? Thiếu máu thiếu sắt là khi cơ thể không có đủ chất sắt – chất có nhiệm vụ sản xuất hemoglobin, loại protein có trong thế bào máu đỏ giúp mang oxy đến khắp cơ thể. Do đó, sự thiếu hemoglobin khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động “uể oải”, dẫn đến thiếu máu. 

dau hieu thieu mau do thieu sat

Dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt

Sắt là một trong những chất quan trọng của cơ thể, bạn có thể nhận biết dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt qua những triệu chứng:

– Mệt mỏi: Sắt đóng vai trò tạo ra hemoglobin trong tế bào hồng cầu. Khi cơ thể thiếu sắt, lượng oxy đến các mô, cơ bắp suy giảm, từ đó khiến bạn có cảm giác mệt mỏi, không có chút sức lực.

– Da dẻ nhợt nhạt: Do hàm lượng hemoglobin tạo màu đỏ cho tế bào hồng cầu giảm xuống, từ đó khiến làn da trở nên nhợt nhạt, thiếu sức sống.

– Đau đầu, chóng mặt: Thiếu máu do thiếu sắt sẽ khiến lượng oxy chuyển tới não kém hơn, khiến các mạch máu căng ra tạo áp suất để “tìm kiếm” oxy, từ đó dẫn đến tình trạng đau đầu, choáng váng.

– Tim đập nhanh: Tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm oxy đến các cơ thể do lượng oxy không còn dồi dào khi thiếu sắt. Điều này dẫn đến tình trạng tim đập nhanh, đập mạnh, thậm chí ngừng tim.

– Khô da, rụng tóc: Lượng oxy trong máu thấp do thiếu máu thiếu sắt sẽ khiến da và tóc trở nên khô hơn, nặng hơn sẽ gây rụng tóc.

– Thèm đồ lạ: Nhiều người bị thiếu sắt có cảm giác thèm những đồ lạ như đất sét, đá lạnh, phấn…

– Khó thở: Đây là một trong những dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt. Nguyên nhân do hemoglobin thiếu trong tế bào máu đỏ, oxy đến các cơ quan trong cơ thể cũng ít hơn, từ đó khiến bạn khó thở, đau tức ngực.

– Sưng miệng, lưỡi: Khi bị thiếu sắt, lưỡi sẽ có dấu hiệu sưng lên, miệng có cảm giác khô khó chịu, nhiệt miệng hoặc có vết rạn nứt ở khóe miệng.

– Móng tay giòn, dễ gãy: Đây là triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt ít phổ biến hơn so với các triệu chứng khác, tình trạng này được gọi là koilonychia. Koilonychia là bệnh móng tay, móng trở nên mỏng bất thường, giòn, dễ gãy.

– Hội chứng chân không nghỉ: Lượng sắt trong máu có thể ảnh hưởng đến sự suy giảm dopamine, một chất trong não rất quan trọng cho sự vận động, từ đó gây ra hội chứng chân không nghỉ. Nếu các tế bào thần kinh bị tổn thương, lượng dopamin trong não suy giảm sẽ gây ra các chứng co thắt, cử động không chủ động. Người thiếu máu do thiếu sắt có hội chứng chân không nghỉ vào buổi tối, do mức dopamine tự nhiên rơi vào cuối ngày.

– Lo lắng:Tâm trạng lo âu cũng là một triệu chứng liên quan đến tình trạng cơ thể thiếu sắt do thiếu máu, thường gặp ở người thiếu máu mãn tính. Có nhiều thống kê chỉ ra rằng, người bị thiếu máu có tỉ lệ rối loạn tâm thần cao hơn so với bình thường.

– Dễ bị nhiễm trùng: Những người bị thiếu máu do thiếu sắt thường dễ nhiễm trùng, thậm chí còn khó khỏi bệnh khi xảy ra. Thiếu máu ảnh hưởng đến suy giảm miễn dịch, từ đó tăng nguy cơ cao nhiễm trùng.

Chẩn đoán và cách khắc phục tình trạng thiếu máu do thiếu sắt

Để chẩn đoán thiếu máu, bác sĩ sẽ tiến hành các kiểm tra kích thước hồng cầu, hình dạng, dung tích hồng cầu. Đồng thời, do lượng hemoglobin để đánh giá tình trạng thiếu sắt, nếu thấp hơn bình thường thì bạn đang bị thiếu máu.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm tủy xương để xác định chính xác hơn nồng độ sắt trong máu và loại trừ tình trạng rối loạn máu.

Cách khắc phục thiếu máu do thiếu sắt

– Thông thường, các bạn có thể bổ sung thêm sắt từ thuốc uống, siro, bác sĩ chỉ định dùng ít nhất 1 lần mỗi ngày và kiên trì 3-6 tháng.

– Nếu bổ sung lượng sắt cho cơ thể vẫn không mang lại hiệu quả, các bạn có thể thiếu máu do xuất huyết hoặc gặp vấn đề hấp thu chất sắt. Tùy từng nguyên nhân, phương pháp điều trị thiếu máu do thiếu sắt có thể bao gồm:

  • Dùng kháng sinh, thuốc khác để điều trị bệnh dạ dày.
  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u, polyp hoặc u xơ tử cung.
  • Những người bị thiếu máu nặng thì sẽ được truyền tiếp máu qua tĩnh mạch.

Bên cạnh đó, cách khắc phục thiếu máu do thiếu sắt có thể bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, như:

– Ăn thịt đỏ, nội tạng động vật như gan được cho là có hàm lượng sắt dồi dào, nhưng không được ăn quá nhiều để tránh nguy cơ mắc ung thư, bệnh tim mạch.

– Bổ sung các loại ngũ cốc vào chế độ ăn sáng, ăn nhẹ hoa quả khô cũng là cách bổ sung sắt hiệu quả.

– Thực tế, rau càng xanh thì càng nhiều sắt, đồng thời rau xanh giàu vitamin C sẽ giúp cho việc hấp thu sắt tốt hơn.

– Lưu ý rằng, không nên uống canxi và chế phẩm bổ sung sắt cùng nhau, điều này có thể làm giảm khả năng hấp thụ  sắt. Do đó, các sản phẩm sữa, caffe, trứng  và thực phẩm chứa nhiều khoáng chất sẽ cản trở quá trình hấp thụ sắt.

Sắt đóng vai trò rất quan trọng, chất có nhiệm vụ sản xuất hemoglobin, loại protein có trong thế bào máu đỏ giúp mang oxy đến khắp cơ thể. Do đó, các bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ để biết được cơ thể có gặp vấn đề gì hay đang thiếu hụt dưỡng chất để có hướng xử lý kịp thời, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Nếu có bất cứ dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được làm các xét nghiệm cần thiết. Tuân thủ nghiêm túc chỉ định của bác sĩ về nên uống thuốc nào, liều lượng ra sao để bổ sung sắt hợp lý.

>>>Tham khảo thêm nhiều Mẹo hay – Sống khỏe bằng cách truy cập thaythuocviet.net nhé<<<

Tra cứu