Bệnh

Ngứa vùng kín và những thông tin chị em cần biết

Đã đăng 23/05/2023

Ngứa vùng kín là hiện tượng thường gặp có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, có thể xuất phát từ việc chăm sóc vùng kín không đúng cách, hoặc có thể là triệu chứng cảnh báo các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Để giúp cho các chị em nhanh chóng thoát khỏi tình trạng bức bối hiện tại, dakhoaxadan sẽ chia sẻ một số nguyên nhân khiến phụ nữ bị ngứa vùng kín để có những cách khắc phục kịp thời.

Nguyên nhân gây ngứa vùng kín ở nữ giới

Ngứa vùng kín ở nữ giới đôi khi xảy ra do thói quen sinh hoạt hằng ngày hoặc cũng có thể là bởi những bệnh lý phụ khoa, bệnh tình dục khác.

ngua-vung-kin

Nguyên nhân gây ngứa vùng kín nữ do thói quen sinh hoạt

  • Dị ứng với một vài loại thuốc đang sử dụng.
  • Mặc quần lót quá chật.
  • Dung dịch vệ sinh có thành phần mẫn cảm đối với cá nhân người dùng
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, không đúng cách.

Nguyên nhân gây ngứa vùng kín nữ do bệnh lý

  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung: hai bệnh phụ khoa này thường có triệu chứng điển hình là ngứa âm đạo, đau và ra máu khi quan hệ, rối loạn kinh nguyệt,…
  • Viêm nấm âm đạo: nguyên nhân gây bệnh do nấm Candida, trùng roi hay vi khuẩn mà dấu hiệu của bệnh sẽ khác nhau như khí hư màu trắng và lợn cợn như bã đậu, khí hư loãng và có mùi hôi tanh, đau rát khi quan hệ…
  • Mụn rộp sinh dục: bệnh này sẽ làm cho vùng kín bị ngứa rát và nổi mụn, u nhú xung quanh âm hộ và trong âm đạo khiến cho chị em gặp không ít khó chịu.
  • Sùi mào gà: bệnh do virus HPV gây nên với triệu chứng điển hình là ngứa vùng kín và xuất hiện u nhú ở bên trong và bên ngoài âm hộ.
  • Rận lông mu: loài ký sinh trùng này có thể sống ở khu vực lông mu vùng kín của nam và nữ. Chúng chuyên hút máu, tấn công bộ phận sinh dục và gây ra triệu chứng ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu.
  • Bệnh khác: một số bệnh ngoài da như lang ben, hắc lào,… cũng là nguyên nhân gây ngứa vùng kín.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ngứa vùng kín. Vì thế để tìm ra nguyên nhân và xác định rõ bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được gặp được bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn.

ngua-vung-kin

>>> Tìm hiểu thêm: Vùng kín ra nhiều nước là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý phụ khoa

Ngứa vùng kín nữ có nguy hiểm hay không?

Ngứa vùng kín khiến chị em phụ nữ luôn cảm thấy bứt rứt, khó chịu,… ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời chị em cũng sẽ cảm thấy tự ti trong đời sống tình dục.

Ngứa âm đạo do bệnh phụ khoa, bệnh sinh dục gây ra mà không được điều kịp thời thì bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng. Không những vậy, vi khuẩn, nấm có thể lây lan từ vùng bị viêm nhiễm sang các bộ phận khác và gây ra những căn bệnh nguy hiểm như: viêm nội mạc, viêm tắc vòi trứng,…

Nguy hiểm hơn nữa là phụ nữ đang mang thai khi mắc bệnh phụ khoa có thể làm tăng nguy cơ dị tật, sinh non và sức đề kháng kém ở thai nhi. Khi sinh thường thì các loại vi khuẩn và nấm từ mẹ có thể dính vào các cơ quan của trẻ và gây viêm niêm mạc miệng, viêm da, viêm hô hấp… Với bé gái thì có thể lây nhiễm viêm âm đạo như mẹ. Đây cũng là nguyên nhân gây nên viêm âm đạo bẩm sinh rất khó chữa trị vì hệ miễn dịch của bé chưa tốt đủ để dùng các loại thuốc như người lớn.

ngua-vung-kin

Phương pháp điều trị ngứa vùng kín như thế nào?

Những nguyên nhân gây ngứa vùng kín do dị ứng với hóa mỹ phẩm hay dung dịch vệ sinh, thuốc uống, bạn chỉ cần ngừng sử dụng các sản phẩm trên triệu chứng ngứa sẽ dần biến mất. Nếu ngứa vùng kín xảy ra do các bệnh ngoài da, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các loại thuốc uống kết hộ với tiêu diệt nấm và vi khuẩn gây bệnh.

Trong trường hợp bạn bị ngứa vùng kín do bệnh tình dục như: sùi mào gà, mụn rộp sinh dục thì có thể điều trị bằng phương pháp đốt laser kết hợp dùng thuốc nội khoa. Với tình trạng ngứa vùng kín do các bệnh phụ khoa như viêm nấm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung… Sau khi xác định được bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp bằng thuốc uống, thuốc đặt, thuốc bôi…

Bên cạnh ngăn ngừa tình trạng ngứa vùng kín tái phát thì các chị em cần lưu ý những điều sau:

  • Tuyệt đối không gãi khi bị ngứa vùng kín, thay vào đó cần đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
  • Điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều dùng, không bỏ dở giữa chừng.
  • Mặc quần lót vừa vặn, thoải mái, chất vải cotton và thay quần lót 2 đến 3 lần mỗi ngày.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách theo lời khuyên của bác sĩ.
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi giao hợp.
  • Không tự ý thụt rửa âm đạo dễ khiến mất cân bằng PH của vùng kín. Dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng, không sử dụng xà bông, xà phòng, dầu gội để rửa vùng kín
  • Giữ cho vùng kín luôn khô thoáng, sạch sẽ.
  • Trong kỳ kinh nguyệt, thay băng vệ sinh từ 4 – 6 tiếng/lần.
Tra cứu