Bệnh

Sa tử cung và cách điều trị tốt nhất hiện nay

Đã đăng 08/01/2019

Sa tử cung căn bệnh có thể khiến người mắc gặp các bệnh viêm nhiễm nặng. Đặc biệt, khả năng không thể sinh con lên đến 89%. Tuy nhiên nhiều chị em vẫn chưa biết sa tử cung là bệnh gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về bệnh. 

Sa tử cung là gì?

Sa tử cung là hiện tượng rất nguy hiểm do cơ sàn chậu và dây chằng căng và suy yếu không thể hỗ trợ nâng đỡ tử cung khiến nó tụt vào ống âm đạo

Triệu chứng sa tử cung

Theo các chuyên gia, bệnh sa tử cung có thể chữa khỏi hoàn toàn khi còn ở các giai đoạn nhẹ. Vậy nên hàng ngày bạn cần chú ý những thay đổi trên cơ thể để đến khám bác sĩ ngay khi có những biểu hiện bất thường sau:

  • Bụng đau nhói và kéo dài âm ỉ liên tục
  • Khi mang thai có dấu hiện xuất hiện trong ổ bụng
  • Nhịp tim tăng nhanh, huyết áp hạ có khả năng
  • Không cảm giác được thai nhi trong bụng.
  • Chảy máu âm đạo

sa tu cung

Nắm bắt những nguyên nhân gây bệnh để biết cách phòng tránh sa tử cung

Hiện nay vẫn chưa có nhận định chính xác nguyên nhân gây sa tử cung ở chị em. Tuy nhiên đa phần là do một số trường hợp sau:

  • Khiếm khuyết dây chằng vùng xương cụt không thể nâng đỡ tử cung;
  • Cơ thần kinh và các mô không hoàn chỉnh khiến cho chức năng của các hệ cơ nâng tử cung bị rối loạn.
  • Tử cung thường co thắt mạnh làm mô liên kết xương chậu và tử cung bị suy yếu khiến tử cung bị sa xuống
  • Đã từng sinh con theo cách tự nhiên
  • Cơ thể đến thời kỳ mãn kinh
  • Thường xuyên táo bón, ho nhiều, làm nhiều việc nặng
  • Khó sinh, nhau thai bất thường,…

Cần biết những cách điều trị sa tử cung sau để lựa chọn phù hợp nhất

Khi đi khám, các bác sĩ sẽ tư vấn những phương pháp khác nhau để bệnh nhân có thể điều trị sa tử cung đúng với tình trạng của mình với những biện pháp sau

  • Tập thể dục hàng ngày với Kegel;
  • Cố định tử cung, dùng tăng estrogen âm đạo tại chỗ;
  • Phẫu thuật sa vòm âm đạo; bàng quang hay trực tràng
  • Phẫu thuật cố định vào xương cùng để khắc phục sa tử cung
  • Tự tạo lập chế độ sinh hoạt phù hợp

+ Không làm các việc quá sức mình, vận động và điều tiết cơ thể phù hợp

+ Chỉ nên sinh 2 con

+ Tham khảo và tìm hiêu các loại dịch vụ khám, điều trị sản phụ khoa

+Chỉ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ)

+ Có chế độ ăn uống phù hợp và nghỉ ngơi đúng cách.

3 bài tập chữa sa tử cung tại nhà

Bài tập cơ Kegel

Kegel là một bài tập do bác sĩ phụ khoa tên là Arnold Kegel Henry sáng tạo ra vào năm 1948. Với bài tập này bạn sẽ tập luyện cho vùng cơ xương chậu giúp cho cơ quan sinh dục được săn chắc và phát triển khỏe mạnh.

Khi tập Kegel bạn sẽ phải xác định vùng cơ, trong bài tập này là vùng cơ xương chậu. Khi đi vệ sinh bạn sẽ dễ dàng sờ được vùng cơ quanh xương chậu này. Việc xác định đúng cơ kegel sẽ giúp kết quả tập luyện được đẩy mạnh hơn.

Để xác định vùng cơ này, bạn có thể dùng ngón tay vào âm đạo và siết chặt phần cơ này lại để cảm nhận cơ xương chậu di chuyển lên. Lập đi lập lại động tác để các cơ thả lỏng rồi siết chặt bạn sẽ cảm nhận được vùng cơ Kegel này.

3 bai tap chua sa tu cung tai nha

Bài 1: Co cơ như nín tiểu

Với bài tập này bạn cần co cơ âm đạo rồi thả lỏng như khi bạn đi tiểu rồi nín lại giữa chừng sau đó thả ra, sau đó lập lại động tác. Bạn nên giành khoảng 30 phút/lần mỗi ngày với khoảng 2 – 4 tổ hợp để điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Bài 2: Co thắt âm đạo và giữ nguyên 5s

Khi luyện tập bài này, bạn không được dùng các cơ bụng, chân, lưng và mà chỉ được siết chặt cơ âm đạo để cơ vùng chậu được tác động hợp lý nhất. Bạn có thể đặt tay lên bụng trong khi tập, vùng bụng phải được giữ thật phẳng và không dùng sức. Khi tập nên hít thở sâu và thật nhẹ nhàng để hiệu quả tốt hơn.

Với bài tập này bạn sẽ siết vùng cơ theo 3 cấp độ: co thắt cơ âm đạo 1 chút rồi đếm đến 5s, không thả cơ mà tiếp tục co cơ thêm rồi giữ 5s, tiếp tục co thắt hết mức có thể rồi giữ 5s nữa.

Các bài tập điều trị sa tử cung này yêu cầu phải có sự chăm chỉ và kiên trì cao. Vậy nên để cơ thể khỏe mạnh nhất, các bạn nên chuẩn bị tâm lý thật thoải mái và kiên định đến cùng.

Bài 3: Co cơ và lập lại liên tục

Sau khi đã luyện tập được hai bài trên bạn có thể chuyển sang bài tập thứ 3 ở mức độ khó hơn.

  • Đầu tiên bạn co cơ âm đạo trong 3s rồi thả lỏng ngay. Nhóm động tác này lập lại 10 lần.
  • Lượt 2 bạn co thắt và thả lỏng cơ nhanh nhất có thể rồi lập đi lập lại 25 lần.
  • Cuối cùng hãy tưởng tượng mình phải cố hút một vật gì đó vào trong âm đạo, mỗi động tác bạn lặp đi lặp lại khoảng 10 lần và mỗi lần giữ trong 3s.

3 bài tập này là cách nhanh nhất bạn có thể luyện tập bất kỳ lúc nào rảnh rỗi để cải thiện tình trạng bệnh của mình.

Ngoài những ý kiến trên, khi phát hiện mình có những biểu hiện sa tử cung nên đến địa chỉ y tế uy tín để được thăm khám chính xác nguyên nhân, tình trạng và cách điều trị an toàn phù hợp.

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, chúng tôi không đưa lời khuyên, chuẩn đoán hay cách điều trị y khoa cụ thể nào

Chúc bạn mạnh khỏe!

Nguồn tham khảo

+  http://reference.medscape.com/article/275854-overview

http://soha.vn/sa-tu-cung.html

Tra cứu