Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà?
Hoàng Yến Đã đăng 28/01/2019
Trên thực tế, trẻ em mới bị chân tay miệng ở cấp độ 1 có thể tự điều trị tại nhà. Nhưng bạn cần biết cách chăm sóc đúng cách, để tránh biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe về sau. Bởi bệnh rất dễ lây nhiễm và biến chứng nặng nề. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà, mời các mẹ cùng tham khảo.
Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng?
Theo các chuyên gia y tế, cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà sẽ được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn cụ thể. Nếu trường hợp bệnh của trẻ nặng hơn, phụ huynh phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
– Phụ huynh cho trẻ ăn đồ dễ tiêu và uống nhiều nước. Không cho trẻ dùng đồ có gia vị, uống đồ có vị chua, không cho ngậm vú nhựa và dùng thìa sẽ làm đau họng của trẻ.
– Trong giai đoạn bị chân tay miệng các loại thực phẩm mềm, có nước luôn ưu tiên lên hàng đầu, bởi các thực phẩm này dễ nuốt. Mặt khác, bạn vẫn phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của trẻ như: Cháo nhuyễn, súp, phô mai, sữa…
– Mẹ có thể chia thành nhiều bữa nhỏ cho trẻ ăn để tránh tình trạng trẻ bị hạ đường huyết. Không nên cố ép trẻ ăn sẽ khiến trẻ sợ ăn hơn.
– Nên lựa chọn thìa nhỏ, không cạnh cho bé ăn, điều này sẽ hạn chế tối đa các tổn thương khi va chạm giữa thìa và miệng của trẻ.
– Bổ sung vitamin C vào thực đơn hàng ngày bằng các hoa quả như táo, cam, chanh và các loại rau xanh.
– Đối với trẻ còn đang bú mẹ, vẫn tiếp cho bé bú và chia thành nhiều lần.
10 món ăn tốt cho trẻ bị tay chân miệng
- Cháo hoặc súp loãng
Khi bị tay chân miệng, bé dễ bị đau khi nhai nuốt do có vết loét trong miệng nên hãy cho trẻ ăn cháo, súp loãng. Có thể nấu kết hợp các loại thịt, tránh cá và đồ ăn có vị tanh. Nên sử dụng củ quả như bí đỏ, đậu đỗ, khoai tây thay cho rau. Một số món như cháo lươn đậu xanh, cháo sườn bí đỏ, cháo tôm rau ngót, cháo gà hạt sen…
– Trứng là thực phẩm giàu protein, vitamin, chất đạm…rất tốt cho trẻ. Ăn trứng sẽ dễ hơn là nhai thức ăn khác, không khiến viêm loét ở miệng càng nghiêm trọng hoặc đau đớn.
– Kem lạnh có thể giúp trẻ làm dịu các cơn đau từ những vết lở loét ở miệng. Ăn kem hoa quả sẽ giúp bổ sung các loại vitamin, nên tránh kem socola, ca cao vì chúng có thể khiến viêm loét càng nghiêm trọng hơn.
– Đu đủ có vị ngọt, dễ ăn, nhiều vitamin giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, nhằm hỗ trợ điều trị tốt cho trẻ bị tay chân miệng.
– Hoa quả: Cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước trái cây như cam, bưởi để bổ sung vitamin C. Nước uống dưa hấu, ca chua sẽ cung cấp nhiều vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm lành vết thương.
– Các loại đậu: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành…có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao giúp bổ sung năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng
– Khoai tây: Là một dạng tinh bột, bao gồm vitamin C, B6, mangan, phốt pho…trong thành phần có thể dùng thay thế các loại cháo, súp
– Nước dừa: Trẻ bị tay chân miệng có thể dùng nước dừa để bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể. Nước dừa là thức uống mát, dễ uống và có thể làm dịu các vết lở loét niêm mạc miệng.
– Hải sản: Một trong 10 món ăn tốt cho trẻ bị tay chân miệng là cha mẹ nên bổ sung kẽm, một vi chất dinh dưỡng quan trọng cho con nhanh khỏi bệnh. Kẽm thường có nhiều trong hải sản như tôm, cua, cá…
Cha mẹ lưu ý rằng, trẻ bị tay chân miệng nên ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ để tránh khiến con bị đau miệng. Không ép trẻ ăn, vì trẻ đau miệng sẽ không thể ăn một lượng thức ăn nhiều cùng lúc.
Sử dụng thuốc
Các mẹ cần lưu ý khi trẻ bị tay chân miệng chỉ được sử dụng thuốc paracetamol để hạ sốt và giảm đau hoặc bổ sung thêm những loại thuốc khác do bác sĩ kê.
Cách ly trẻ
– Khi trẻ bị bệnh, mẹ nên tách trẻ ra khỏi các trẻ khác. Nếu trẻ đang đi học hãy cho trẻ nghỉ học một vài ngày để tránh lây nhiễm bệnh sang cho các bạn khác.
– Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ nên đeo khẩu trang y tế cho bé. Sau khi tiếp xúc mẹ nên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch để hạn chế lây nhiễm khi chăm sóc trẻ khỏe mạnh
Vệ sinh thân thể đúng cách
– Mẹ nên tắm rửa mỗi ngày cho trẻ bằng xà phòng và nước sạch.
– Cho trẻ vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn.
– Tại các vị trí bị thương tổn ngoài da, mẹ hãy bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.
– Có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng nếu trẻ súc được.
Vệ sinh đồ dùng cá nhân và môi trường sống
– Các mẹ nên luộc sôi và cho trẻ sử dụng các đồ dùng cá nhân riêng biệt như bình sữa, cốc uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn… khi trẻ bị tay chân miệng.
– Dọn dẹp nhà cửa, tạo môi trường sinh hoạt, vui chơi an toàn cho trẻ.
– Sàn nhà, đồ chơi, các vật dụng trong nhà cần được lau chùi cẩn thận để tránh nhiễm trùng.
Theo dõi sát tình trạng bệnh
– Trong khoảng thời gian 7 ngày từ khi khám bệnh và điều trị cho trẻ tại nhà. Mẹ nên tái khám trở lại, để nhanh chóng phát hiện ra các dấu hiệu bất thường và có cách xử trí phù hợp nhất (đặc biệt bố mẹ nên theo dõi các dấu hiệu của trẻ trong những tuần đầu tiên điều trị).
– Trong thời gian chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng nếu các mẹ thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường như: sốt cao, thở bất thường, quấy khóc liên tục, khó ngủ hoặc ngủ li bì… thì cần nhanh chóng đưa trẻ ngay đến bệnh viện để điều trị
Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng gì?
Không nên ép trẻ ăn
Trẻ bị tay chân miệng thường lười ăn uống vì bệnh có thể gây tình trạng đau đớn ở khu vực vùng miệng. Điều này khiến các bậc phụ huynh lo sợ sức khỏe và cân nặng của trẻ bị giảm sút nên cố ép con ăn.
Tuy nhiên, các bạn không nên ép trẻ ăn vì nó có thể hình thành tâm lý sợ ăn cho bé. Thay vào đó, bạn nên cho trẻ uống sữa hoặc ăn sữa chua để bù lại.
Không kiêng tắm rửa
Không ít cha mẹ thường cho rằng khi trẻ bị bệnh tay chân miệng thì không được cho trẻ tiếp xúc với nước, không tắm rửa. Tuy nhiên điều này là không chính xác vì điều này có thể khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy vì cơ thể không được làm sạch.
Do đó, các bạn nên tắm rửa cho trẻ như bình thường bằng nước sạch mỗi ngày, nhưng chú ý nhẹ nhàng, không chà xát mạnh vào các nốt mụn nước khiến chúng bị vỡ ra.
Không nên ủ ấm trên quá mức
Thường khi trẻ bị bênh, ốm sốt và cả tay chân miệng, các mẹ thường ủ ấm trẻ quá mức, không cho trẻ tiếp xúc với gió, nước… Tuy nhiên điều này là không nên vì khi trẻ bị ủ ấm quá mức sẽ ra nhiều mồ hôi hơn và có thể khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.
Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ ở nơi thông thoáng và mặc các loại đồ rộng rãi cho trẻ, không nên cho trẻ kiêng cữ quá nhiều.
Không tắm cho trẻ bằng nước lá
Có nhiều người khi con bị tay chân miệng thường làm theo các phương pháp dân gian, tìm kiếm các loại lá để về tắm rửa cho trẻ. Tuy nhiên các bạn tuyệt đối không nên áp dụng phương pháp này vì nó có thể gây bội nhiễm cho trẻ mắc bệnh.
Không ăn các loại thức ăn đặc, cay nóng
Khi trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ cần chú ý không cho bé ăn những loại thức ăn đặc hoặc cay nóng vì nó sẽ khiến cho miệng trẻ bị đau rát, khó chịu.
Không ăn thực phẩm chua, nhiều axit
Những tổn thương ở miệng của trẻ do bệnh tay chân miệng gây ra sẽ nghiêm trọng hơn và khiến trẻ cảm thấy đau đớn hơn nếu trẻ ăn phải các loại thực phẩm chua, có chứa axit như cam, chanh… Điều này cũng có thể gây ra tâm lý sợ hãi cho trẻ, khiến trẻ bỏ ăn, sức khỏe bị suy giảm.
Không nên lạm dụng truyền nước
Truyền nước là một cách giúp giảm nhanh tình trạng sốt được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên đối với những trẻ bị tay chân miệng, các bậc phụ huynh tuyệt đối không được lạm dụng vấn đề này.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, chỉ trong trường hợp trẻ có các biểu hiện mất nước nặng như nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao… thì mới phải chuyền nước. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ để tránh cho trẻ gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
Hi vọng qua bài chia sẻ trên của chúng tôi giúp các mẹ biết cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tốt nhất và phòng ngừa lây nhiễm bệnh tiếp. Chúc bé sớm khỏi bệnh & khỏe mạnh!