Bệnh phổ thông

Bệnh đái tháo đường là gì?

Đã đăng 02/08/2019

Đái tháo đường (tiểu đường) được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng và nguy hiểm nhất mọi thời đại. Theo thời gian, bệnh hủy hoại dần các bộ phận khác nhau trong cơ thể rồi dẫn đến tử vong. Vậy bệnh đái tháo đường là gì? Tại sao căn bệnh này lại đáng sợ đến vậy. Hãy cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

dai thao duong

Đái tháo đường là gì?

Theo thống kê, tại Việt Nam có hơn 60% trường hợp mắc đái tháo đường. Bao gồm cả người trong độ tuổi sinh sản, trung tuổi và người già. Bệnh đái tháo đường là gì do đó trở thành vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm.

Trong y khoa, đái tháo đường được ghi chép là bệnh có ngưỡng đường trong máu cao. Những người mắc bệnh này thường cơ thể sẽ bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin. Từ đó dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Hiểu nôm na, khi mắc đái tháo đường, cơ thể không chuyển hóa các chất bột đường trong thực phẩm thành năng lượng. Bởi vậy, lượng đường vẫn bị tích tụ và tăng dần trong máu.

Đối tượng nào dễ mắc đái tháo đường

Đái tháo đường được chia thành 2 type cơ bản tương ứng với từng nhóm đối tượng cụ thể.

-Tiểu đường type 1: Cơ thể bị thiếu hụt insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin. Bệnh xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng hiếm gặp.

-Tiểu đường type 2: Cơ thể người bệnh đề kháng với insulin. Tức là cơ thể vẫn sản xuất được insulin nhưng lại không thể chuyển hóa được glucose. Hơn 95% trường hợp mắc bệnh ở type này.

Những đối tượng dễ mắc bệnh đái tháo đường type 2 là:

+Gia đình từng có tiền sử mắc tiểu đường.

+Có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ (Đối với phụ nữ).

+Tuổi cao

+Người thừa cân, béo phì

+Lười vận động

+Huyết áp cao

Dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường là gì?

Triệu chứng bệnh đái tháo đường không quá khó khăn để nhận biết. Ở mỗi người, dấu hiệu nhận biết bệnh thường khác nhau. Tuy nhiên, những điểm chung thường gặp nhất là:

-Tiểu tiện nhiều lần trong ngày: Người mắc đái tháo đường có tần suất đi tiểu nhiều gấp đôi người bình thường. Đặc biệt, nước tiểu khi khô để lại mảng trắng và mùi nồng.

-Thường xuyên thấy khát nước: Đi tiểu thường xuyên khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất nước. Theo vòng tuần hoàn, mất nước lại kích hoạt trung tâm khát vùng hạ đồi. Điều này giải thích vì sao người bệnh khát nước và uống nước liên tục.

-Ăn nhiều: Cơ thể người bệnh không chuyển hóa các chất bột đường thành năng lượng. Do đó, người bệnh rất nhanh đói.

-Giảm cân đột ngột: Tuy rằng ăn nhiều, uống nhiều là vậy nhưng đa phần, người mắc đái tháo đường có thể trạng gầy. Như ở trên đã chia sẻ, do không chuyển hóa glucoze nên cơ thể buộc phải sử dụng lipid và protid bù trừ. Quá trình này vô tình khiến người bệnh sụt cân nhanh chóng.

Nguy hại khi mắc bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường giống như một cơn sóng ngầm, tàn phá mọi thứ nơi chúng đi qua một cách êm đềm. Đến khi phát hiện ra, nguy hại đã ở mức nghiêm trọng.

Theo các chuyên gia y tế, đái tháo đường càng kéo dài nguy cơ biến chứng càng cao.

bien chung benh tieu duong

-Bệnh tim mạch: Người bị tiểu đường có khả năng cao mắc các bệnh về tim mạch. Bao gồm động mạch vành, trụy tim, đột quỵ.

-Bệnh thần kinh: Lượng đường dư thừa trong máu dễ gây tổn thương các mao mạch nuôi dưỡng dây thần kinh. Người bệnh khi này thường có triệu chứng: Tê, ngứa, đau rát đầu ngón chân, ngón tay.

-Bệnh thận: Tiểu đường cũng có thể phá hỏng bộ máy lọc chất thải ra khỏi máu mà thận tạo nên. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến suy thận mãn tính. Buộc phải chạy thận, ghép thận.

-Ảnh hưởng đến thị giác: Một nguy hại khác do bệnh đái tháo đường gây nên là làm tổn thương mạch máu tại võng mạc. Khiến người bệnh có nguy cơ mù lòa, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp.

-Gia tăng các bệnh da liễu: Sức đề kháng của người tiểu đường rất thấp. Hãy cẩn trọng trong sinh hoạt hàng ngày. Tránh xảy ra tình trạng xây xước, vết thương hở. Bởi vết thương khó lành sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, nấm phát triển gây viêm.

-Tiểu đường thai kỳ: Phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ thường con sẽ có kích thước lớn. Trẻ sinh ra có nguy cơ cao béo phì hoặc tử vong sớm. Người mẹ cũng phải đối mặt với chứng tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai sau đó.

Lời khuyên của chuyên gia dành cho người mắc bệnh đái tháo đường

Hiện nay, đái tháo đường vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm. Mọi phương pháp đưa ra chỉ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của bệnh mà thôi. Do đó, phòng tránh là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho chính mình.

Để ngăn chặn bệnh đái tháo đường xuất hiện, các chuyên gia y tế có lời khuyên như sau:

-Về chế độ ăn uống: Nên tránh xa những thực phẩm chứa nhiều đường và khó tiêu. Thực phẩm ăn sẵn hoặc đồ chiên, rán, đồ uống chứa chất kích thích.

-Giữ cân nặng ở mức ổn định. Hạn chế tình trạng tăng cân hoặc giảm cân đột ngột.

-Về chế độ tập luyện: Nên thường xuyên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe. Giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, dẻo dai.

-Về chế độ nghỉ ngơi: Tránh thức khuya, làm việc quá sức khiến cơ thể suy nhược.

-Thăm khám sức khỏe định kỳ tại cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.

-Người bệnh nên dùng thuốc định kỳ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để giúp lượng đường huyết trong máu ổn định.

Bệnh đái tháo đường không truyền nhiễm nhưng lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh càng sớm được phát hiện, phòng ngừa, càng ngăn chặn tối đa những biến chứng gặp phải.

Hy vọng, bài viết đã giúp bạn nắm rõ bệnh đái tháo đường là gì. Nguyên nhân, triệu chứng, nguy hại và cách phòng tránh hiệu quả. Hãy áp dụng những kiến thức quý giá này vào việc chăm sóc sức khỏe cho những người thân yêu bạn nhé!

Tra cứu