Lây nhiễm

Bệnh lậu: nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đã đăng 19/02/2021

Bệnh lậu thuộc nhóm bệnh xã hội nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng nặng nề. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm vô cùng cho sức khỏe. Vậy bệnh lậu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh lậu thế nào hiệu quả. Cùng tìm hiểu cụ thể ở bài viết dưới đây nhé.

Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục, gây ra bởi si khuẩn lậu cầu có tên khoa học là Neisseria Gonorrhoeae hoặc Gonococcus. Vì vậy bất cứ ai có quan hệ tình dục không an toàn như việc không sử dụng bao cao su đều có nguy cơ mắc bệnh lậu.

Bệnh lậu được chia làm 2 giai đoạn là bệnh lậu cấp tính và mãn tính.

Bệnh lậu xuất hiện ở cả nam và nữ. Vi khuẩn lậu thường gây bệnh ở âm đạo, cổ tử cung ở nữ giới và niệu đạo nam giới. Bệnh lậu lây truyền qua đường tình dục vì vậy, khi điều trị bệnh lậu phải điều trị kết hợp cả hai, nếu không sẽ rất dễ lây nhiễm lại.

Vi khuẩn lậu có tốc độ phát triển rất nhanh, trung bình 15 phút số lượng vi khuẩn lậu lại nhân đôi, do vậy còn được gọi là vi khuẩn song cầu lậu. Vì vậy bệnh lậu cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Bệnh lậu chủ yếu lây qua đường tình dục theo bất cứ hình thức nào như qua bộ phận sinh dục, qua đường miệng hay hậu môn. Trong đó nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Theo các nghiên cứu, khi quan hệ với người mắc bệnh, nam giới có 20-25% nguy cơ mắc bệnh, nữ giới có đến 65-80% nguy cơ mắc bệnh.

Tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng bệnh lậu gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản thậm chí gây vô sinh. Vì vậy tìm hiểu về căn bệnh này để những biện pháp phòng tránh và nhận biết và điều hết sức cần thiết.

Triệu chứng bệnh lậu ở nam và nữ giới

Bệnh lậu có thời gian ủ bệnh khoảng 10-20 ngày sau đó sẽ xuất hiện các triệu chứng. Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới cũng có đôi khi cũng có sự khác biệt so với nữ giới.

  1. Triệu chứng của bệnh lậu ở nam giới

90% nam giới mắc bệnh lậu có xuất hiện những triệu chứng rõ ràng. 10% còn lại không xuất hiện hoặc triệu chứng không rõ ràng khiến người bệnh không nhận biết được tuy nhiên người bệnh vẫn có thể lây cho bạn tình.

Các triệu chứng bệnh lậu ở nam giới là:

  • Dương vật chảy mủ: mủ có màu vàng hoặc xanh. Bệnh lậu càng nặng thì dương vật càng ra nhiều mủ
  • Đi tiểu nhiều: người bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày, bị đau buốt, nóng rát khi đi tiểu.
  • Đau sưng lỗ niệu đạo
  • Sưng đau tinh hoàn
  • Xuất tinh ra máu

Khi lậu chuyển sang giai đoạn mãn tính, các vi khuẩn lậu lây lan theo đường tiết niệu và gât ra nhiều bệnh viêm nhiễm co quan sinh dục như: viêm đường tiết niệu, viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt… Ở giai đoạn này, sức khỏe của nam giới bị giảm sút nghiêm trọng.

2.Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới

Bệnh lậu ở nữ giới thường khó nhận biết hơn ở nam giới do có đến 80% trường hợp mắc bệnh mà không có dấu hiệu rõ ràng. Khi có triệu chứng thì biểu hiện của bệnh lại dễ bị nhễm lẫn với viêm nhiễm phụ khoa hoặc viêm đường tiết niệu.

Cụ thể dưới đây là những triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới:

  • Âm đạo ra nhiều khí hư màu trắng hoặc vàng nhạt và có mùi hôi tanh rất khó chịu.
  • Lỗ niệu đạo có màu đỏ
  • Tiểu nhiều, tiểu buốt
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Cổ tử cung sưng phù nề và chảy mủ khi chạm vào.

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, vi khuẩn lậu lây lan sang các cơ quan sinh dục và gây viêm phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm khớp xương. Nếu bị biến chứng lên vùng chậu thường khiến chị em bị đau bụng dưới, đau lưng và đau khi quan hệ. Ở giai đoạn này, chị em cũng hay bị chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi.

Một số triệu chứng bệnh lậu ở cả nam và nữ giới:

  • Ngoài bộ phận sinh dục thì bệnh lậu cũng xuất hiện ở miệng và gây triệu chứng giống như viêm họng, đau họng, amidan sưng đỏ.
  • Bệnh lậu ở hậu môn khiến trực tràng tiết dịch, ngứa ngáy khó chịu và đau khi đại tiện.
  • Sức khỏe giảm sút, chán ăn, mệt mỏi.

Nguyên nhân gây bệnh lậu

Vi khuẩn lậu gram âm Neisseria gonorrhoeae là tác nhân trực tiếp gây ra bệnh lậu. Vi khuẩn này lây nhiễm và gây ra bệnh lậu thông qua các con đường sau:

  1. Lây truyền qua đường tình dục

Quan hệ tình dục là con đường chính lây nhiễm bệnh lậu, là nguyên nhân gây ra 90% ca mắc bệnh. Bệnh lậu lây lan qua bất cứ hình thức quan hệ nào như quan hệ qua bộ phận sinh dục, qua đường miệng hay qua hậu môn.

Theo đó, khi quan hệ với người bị bệnh lậu, nữ giới có nguy cơ 65-80% mắc bệnh lậu, nam giới thì tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn khoảng 20-25%.

Người có nhiều bạn tình, đặc biệt là quan hệ với những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lậu như gái mại dâm, quan hệ đồng tính thì càng có nguy cơ mắc bệnh lậu.

  1. Lây truyền từ mẹ sang con

Phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu có nguy cơ lây truyền sang cho con khi sinh thường. Vì khi sinh, thai nhi đi ra ngoài theo đường từ tử cung đến âm đạo mà những bộ phận này là nơi ẩn trú của vi khuẩn lậu. Vì vậy thai nhi rất dễ bị nhiễm bệnh lậu.

Ngoài ra thai phụ cũng có thể lây bệnh cho thai nhi qua đường dây rốn gây ra tình trạng nguy hiểm cho thai nhi ngay khi còn trong bụng mẹ như sảy thai, thai chết lưu, sinh non. Còn khi bị lây nhiễm ra khi mà bị nhiễm có thể dẫn đến bệnh viêm phổi, viêm kết mạc.

Để tránh những biến chứng này, các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, thai phụ nên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát nhất là kiểm tra sức khỏe phụ khoa trước khi có kết hoạc mang thai. Xét nghiệm lậu cũng như các bệnh lý phụ khoa có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ và thai nhi trong giai đoạn mang thai là biện pháp bảo vệ cả mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh.

Trong trường hợp thai phụ bị mắc sau khi mang thai thì nên điều trị triệt để đồng thời chọn lựa phương pháp sinh mổ thay cho sinh thường tránh cho con sinh ra lây bệnh từ con.

  1. Lây qua đường truyền máu

Nguyên nhân thứ ba gây bệnh lậu là lây truyền qua đường máu. Vi khuẩn lậu cũng tồn tại bên trong máu người bệnh. Vì vậy việc sử dụng chung kim tiêm với người bệnh lậu thì có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Nguyên nhân này thường xảy ra với trường hợp thường xuyên tiêm chích ma túy hoặc nhận máu trong bệnh viện mà không có các xét nghiệm kiểm tra với đối tượng hiến máu.

  1. Do tiếp xúc với các vết thương hở

Nếu có vết thương hở cũng cần cẩn thận vì đây cũng là con đường lây nhiễm bệnh lậu. Vi khuẩn gây bệnh lậu thường trú ngụ trong dịch nhày và máu của người bệnh.

Điều này cũng giải thích vì sao những người có đời sống tình dục lành mạnh vẫn bị mắc bệnh lậu. Vậy khuyến cáo người bệnh không nên tiếp xúc với các vết thương hở của người bệnh.

  1. Lây truyền qua các vật dụng cá nhân

Đây là con đường gián tiếp lây bệnh lậu có tỷ lệ thấp. Những vật dụng cá nhân có nguy cơ dính vi khuẩn lậu như mặc chung quần áo, tắm chung bồn tắm, dùng bàn chải đánh răng với người mắc bệnh lậu.

Vi khuẩn thường không sống lâu được ở môi trường bên ngoài tuy nhiên nếu không cẩn thận bạn vẫn có thể lây bệnh lậu.

Bệnh lậu có nguy hiểm không?

Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm, căn bệnh này gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là những tác động mà căn bệnh lậu gây ra:

  • Ảnh hưởng đến chất lượng sống

Bệnh lậu gây chảy mủ ở bộ phận sịnh dục gây cảm giác khó chịu hàng ngày. Điều này ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Mùi hôi vùng kín khiến người bệnh tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp.

Bệnh lậu còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bài tiết và tình dục vì ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt tình dục.

  • Gây ra các bệnh nam khoa, phụ khoa

Người mắc bệnh lậu mãn tính thường mắc thêm nhiều bệnh nam khoa, phụ khoa. Do vi khuẩn lậu xâm nhập vào cơ quan sinh dục và gây nhiều bệnh lý như viêm âm đạo, viêm niệu đạo, viêm buồng trứng, viêm vòi trứng, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn…

  • Vô sinh hiếm muộn

Khi bệnh lậu gây ra biến chứng lên vòi trứng làm tắc vòi trứng có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Nam giới bị biến chứng viêm tinh hoàn hay viêm tuyến tiền liệt cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất tinh trùng và dẫn đến vô sinh – hiếm muộn.

  • Tác hại nữ giới đang mang thai

Phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu đối diện với rất nhiều nguy cơ như: sảy thai, sinh non, thai chết lưu, lây nhiễm sang cho con sau khi sinh ra. Trẻ sinh ra nếu dinh mắc dịch lậu ở mắt gây viêm giác mạc có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.

Bệnh lậu còn gây ra biến chứng nguy hiểm với trẻ sơ sinh là viêm màng não. Đây cũng là biến chứng gây ra cho thai nhi khi sinh thường, vi khuẩn xâm nhập vào mắt rồi tấn công lên não.

Chẩn đoán và xét nghiệm bệnh lậu

Triệu chứng điển hình nhất để nhận biết bệnh lậu là hiện tượng tiểu buốt, tiểu ra máu, và chảy mủ. Nếu trước đó bạn có quan hệ tình dục không an toàn nhất là nếu quan hệ với người có nguy cơ cao mắc bệnh lậu thì cần nghi ngờ đến việc mịn bệnh lậu.

Lúc này, bạn nên đi khám bác sĩ và xét nghiệm bệnh lậu.

Bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng bộ phận sinh dục, hỏi về tiểu sử quan hệ tình dục để chẩn đoán bệnh. Khi nghi ngờ là bệnh lậu, người bệnh được chỉ định các loại hình chẩn đoán bệnh lậu như sau:

  • Nhuộm Gram:

Nhuộn gam là kỹ thuật chẩn đoán bệnh lậu phổ biến. Ở kỹ thuật này, một loại thuốc nhuộn đặc biệt được sử dụng có tác dụng làm nổi bật vi khuẩn lậu dưới kính hiển vi. Bác sĩ dùng tăm bông đê lấy dịch âm đạo ở nữ giới hoặc dịch niệu đạo ở nam giới để kiểm tra.

  • Nuôi cấy vi khuẩn

Đây cũng là một phương pháp chẩn đoán bệnh lậu hiệu quả nhất là ở cả trực tràng, mặc hoặc cổ họng. Ở kỹ thuật này, bác sĩ lấy mẫu bệnh phẩm rồi nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để xác định có vi khuẩn lậu hay không.

Đây cũng là phương pháp này cũng được áp dụng để điều kiểm tra vi khuẩn lậu có kháng thuốc hay không.

Phương pháp chẩn đoán bệnh lậu này thì quá trình nuôi cấy phải đảm bảo tuân thủ các quy định nghiêm ngặt mới cho kết quả đúng. Sau khoảng 3-7 ngày sẽ có kết quả.

Cách điều trị bệnh lậu hiệu quả

Bệnh lậu là bệnh xã hội nhưng có thể điều trị khỏi được nếu được điều trị sớm và đúng cách. Phổ biến nhất là sư dụng thuốc kháng sinh đặc trị để tiêu diệt vi khuẩn lậu. Ngoài ra ngày nay bệnh lậu còn được điều trị bằng giúp đẩy nhanh quá trình lành bệnh.

  1. Cách chữa bệnh lậu bằng thuốc kháng sinh

Chữa lậu bằng thuốc kháng sinh là biện pháp điều trị phổ biến nhất. Thuốc điều trị có dạng uống hoặc dạng tiêm. Liều lượng điều trị phụ thuộc vào mức độ bệnh của từng người.

  • Điều trị lậu cấp tính: nếu bệnh lậu ở mức độ nhẹ thì chỉ cần một liệu trình thuốc là khỏi
  • Điều trị lậu mãn tính: Người bệnh cần uống kháng sinh liều cao trong thời gian dài hơn.

Người bệnh không nên tự ý mua thuốc kháng sinh uống vì điều này có thể dẫn đến vi khuẩn lậu kháng thuốc sẽ gây khó khăn trong quá trình điều trị, gây tốn kém thời gian và tiền bạc. Vì vậy điều trị bệnh lậu bằng thuốc cũng phải được bác sĩ chỉ định.

Xem thêm: điều trị bệnh lậu tại nhà hiệu qu

Cách phòng ngừa bệnh lậu

Để phòng ngừa căn bệnh xã hội nguy hiểm là lậu, bạn nên tuân thủ những lưu ý sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng cao du khi quan hệ và tốt nhất chỉ nên có một bạn tình duy nhất.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, chú ý cẩn thận khi phải dùng những vật dụng này ở những nơi công cộng như khách sạn, nhà nghỉ
  • Kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ, nhất là trước khi kết hôn hay có kế hoạch mang thai.
  • Khám sức khỏe thai sản định kỳ để phát hiện bệnh sớm nhất có thể, tránh gây ảnh hưởng cho thai nhi.
  • Có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để tăng cường sức khỏe chống lại vi khuẩn lậu.

Trên đây là những thông tin về bệnh lậu, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh này.

Tra cứu