Bệnh

Các cấp độ bệnh tay chân miệng

Đã đăng 17/01/2019

Tay chân miệng là một căn bệnh thường gặp theo mùa, có thể bùng phát thành dịch, biến chứng của bệnh hết sức nguy hiểm. Bệnh chia thành nhiều cấp độ khác nhau, đó là những cấp độ nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé

Tay chân miệng – một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do nhóm virus đường ruột (phổ biến là tuýp 71 (EV71) và coxsackie A16) gây ra, có khả năng lây nhiễm nhanh, đặc biệt thường gặp ở trẻ em. Biểu hiện đặc trưng là tình trạng sốt, đau họng, niêm mạc trong khoang miệng, da bị tổn thương dạng phỏng nước. Đặc biệt là ở lòng bàn tay, bàn chân, mông,…

Tay chân miệng là một dạng bệnh phổ biến chia thành nhiều giai đoạn khác nhau cũng khá phức tạp.  Thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng 3 ngày đến 1 tuần và khởi phát với các biểu hiện chưa thực sự rõ rệt như sốt nhẹ, đau họng, tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi,…

benh tay chan mieng qua cac cap do

Giai đoạn phát bệnh kéo dài từ 4-10 ngày với các biểu hiện:

  • Xuất hiện các vết loét đường kính 2-3mm ở miệng, lưỡi, lợi
  • Phát ban ở lòng bàn tay bàn chân, mông
  • Trẻ bỏ ăn, tăng tiết dịch nước bọt
  • Sốt nhẹ.
  • Nôn.

Giai đoạn cuối thường xuất hiện sau 3-5 ngày, trường hợp không biến chứng sẽ tự phục hồi. Nếu có biến chứng thường xuất hiện khi sốt cao và nôn nhiều từ 2 ngày với các dạng biến chứng ở thần kinh, hệ hô hấp,…

Các cấp độ bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng nói đơn giản thì cũng rất đơn giản mà nói phức tạp thì cũng rất phức tạp bởi chúng cũng có thể tự khỏi và cũng có thể gây ra các biến chứng thậm chí gây tử vong. Bệnh có biểu hiện điển hình là tình trạng sốt liên tục 1-2 ngày, bỏ ăn, đau họng, xuất hiện các đốm dạng phát ban, rộp lên

Thông thường, bệnh tay chân miệng thường được chia thành 4 cấp độ như:

  • Cấp độ 1: cấp độ nhẹ nhất, lúc này biểu hiện của người bệnh chỉ là các vét loét ở miệng hoặc chân tay, có thể theo dõi và tự khắc phục tại nhà.
  • Cấp độ 2: lúc này có thể phân vào các nhóm bệnh khác nhau, với các triệu chứng khác nhau như sốt trên 2 ngày, giật mình, nôn, quấy khóc liên tục,…
  • Cấp độ 3: lúc này bệnh đang nặng lên và có dấu hiệu đặc trưng bởi tình trạng mạch đập chậm, toát mồ hôi toàn thân, thở gấp, rối loạn tri giác,…
  • Cấp độ 4: cấp độ nặng, với các biểu hiện sốc, tím tái, ngưng thở, nấc liên tục,,..cần phải đưa đi viện để điều trị, phối hợp điều trị với các bác sĩ, tuyệt đối không được chủ quan.

Tùy thuộc từng cấp độ mà mức độ nguy hiểm cũng như những biểu hiện khác nhau, chúng ta cần nắm được để chủ động theo dõi, phát hiện và điều trị sớm.

Điều trị bệnh tay chân miệng theo các cấp độ

Việc điều trị bệnh tay chân miệng cũng cần phụ thuộc vào các cấp độ của bệnh mà đưa ra các phác đồ phù hợp.

bien phap dieu tri tay chan mieng

Cấp độ 1 và cấp độ 2: chúng ta có thể theo dõi và điều trị tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ bao gồm:

  • Sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt theo liều đã chỉ định
  • Sử dụng dung dịch sát khuẩn khi da có các vết loét
  • Sát trùng miệng bằng nước muối sinh lý
  • Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa
  • Uống nhiều nước
  • Giữ vệ sinh các nhân sạch sẽ
  • Cách ly với các trẻ khác trong gia đình
  • Theo dõi trẻ và đi khám ngay khi có biểu hiện bất thường
  • Giải đáp: Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng gì? không nên kiêng gì?

Cấp độ 3, 4: Cần điều trị tại cơ sở y tế theo phác đồ của các bác sĩ. Đa phần ở cấp độ này cần phải nhập viên để theo dõi và điều trị vì nếu có biến chứng các bác sĩ sẽ kịp thời xử lý ngay. Trong quá trình điều trị, các bác sĩ sẽ theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ cơ thể, nhịp thở…

Như vậy, tay chân miệng là một bệnh mà chúng ta không nên chủ quan, nếu như chú ý theo dõi và phát hiện sớm thì không quá lo ngại, bệnh có thể được khắc phục. Nếu như để ở giai đoạn nặng có thể gây ra nhiều nguy hiểm, chúng ta cần phải thận trọng.

Tra cứu