Thuốc chữa bệnh

Ceftriaxone là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Đã đăng 04/03/2019

Ceftriaxone là một thuốc kháng sinh, thuộc nhóm cephalosporin dùng trong điều trị các bệnh lý khi có chỉ định của bác sĩ như: viêm tai giữa, viêm mào tinh hoàn, viêm màng não, viêm dạ dày,…Thuốc chỉ hiệu quả khi “đúng thuốc, đúng liều lượng”. Nếu không dùng đúng cách có thể gây dị ứng, khó thở, ngứa âm đạo, chảy máu bất thường, tiêu chảy,…đe dọa tính mạng

Vậy Ceftriaxone là thuốc gì? Công dụng, liều dùng như thế nào? Hãy để Thaythuocviet.com giải đáp cho bạn nhé

Tìm hiểu Ceftriaxone là thuốc gì, công dụng, cách sử dụng và một số tác dụng phụ

Ceftriaxone la thuoc gi

Thuốc Ceftriaxone là gì?

Ceftriaxone là một kháng sinh được dùng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, thuộc nhóm cephalosporin, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Thuốc chỉ dùng điều trị một số bệnh khi có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, cũng có thể sử dụng trước khi làm thủ tục nha khoa ở bệnh nhân mắc bệnh tim để ngăn ngừa nhiễm trùng tim nghiêm trọng.

Câu chuyện liên quan 

>> Bệnh lây qua đường tình dục STI là gì

> Bệnh giang mai biểu hiện như thế nào?

Hướng dẫn sử dụng thuốc Ceftriaxone đúng cách

Thuốc Ceftriaxone có thể dùng dạng tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, liều dùng dựa vào thể trạng mỗi người.

Nếu dùng tại nhà, người bệnh tuyệt đối không trộn thuốc Ceftriaxone với dịch truyền tĩnh mạch có canxi, như dung dịch Ringer, Hartmann…

Trước khi dùng, các bạn nên kiểm tra thuốc có nổi hạt hay đổi màu hay không, nếu có thì không dùng. Nếu bảo quan đông lạnh thuốc thì nhớ để thuốc ra nhiệt độ phòng ít nhất 1 giờ, có sự bất thường ở thuốc thì không được dùng.

Thuốc chỉ phát huy hiệu quả khi dùng “đúng thuốc, đúng liều lượng” ổn định lượng thuốc trong cơ thể không thay đổi.

Lưu ý: những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hay dược sỹ chuyên môn trước khi sử dụng nhé !

  • Liều dùng Ceftriaxone

Thuốc dạng bột, có nhiều ham lượng như Ceftriaxone 250mg, 500mg, 1g, 2g. Liều dùng thuốc Ceftriaxone cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý thay đổi thêm hoặc bớt lượng thuốc để đảm bảo hiệu quả thuốc.

Đối với trẻ em

– Đối với trẻ nhỏ bị nhiễm trùng:

+ Trẻ dưới 1 tháng tuổi: Tiêm ở tĩnh mạch hoặc tiêm bắp khoảng 50mg/kg

+ Trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên: Dùng 50-75mg/kg tiêm tĩnh mạch chia nhiều lần trong 24 giờ nếu bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Trong trường hợp bị nhiễm trùng nặng đe dọa tính mạng hãy tiêm tĩnh mạch khoảng 80-100mg/kg, chia thành 2 liều mỗi ngày.

– Trẻ bị viêm màng não:

+ Trẻ dưới 1 tháng tuổi: Dùng 50-70mg/kg tiêm cho trẻ mỗi 24 giờ.

+ Trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên: Liều khởi đầu dùng 10mg/kg tiêm tĩnh mạch; liều duy trì dùng 100mg/kg mỗi ngày tiêm một lần hoặc chia nhiều lần mỗi giờ trong 1-2 tuần. Trường hợp nhiễm lậu cầu khuẩn và nặng từ 45kg trở xuống thì dùng 50mg/kg tiêm tĩnh mạch. Nếu trẻ nặng hơn 45kg thì dùng 1-2g tiêm tĩnh mạch mỗi ngày trong 10-14 ngày.

– Trẻ bị viêm tai giữa:

+ Nếu trẻ bị viêm tai giữa cấp  tính thì dùng 50mg/kg một lần.

+ Nếu viêm tai giữa cấp tính và tái phát thì dùng 50mg/kg tiêm bắp một lần một ngày trong 3 ngày điều trị.

Đối với người lớn

– Bị nhiễm khuẩn: Tiêm tĩnh mạch 2g thuốc mỗi 24 giờ trong 14 ngày.

– Do hạ cam nhiễm: Dùng 250mg ceftriaxone tiêm bắp liều duy nhất.

– Người lớn bị viêm kết mạc: Nếu viêm kết mạc do lậu cầu khuẩn thì dùng 1g Ceftriaxone tiêm 1 lần; nếu do nhiễm Chlamydia thì điều trị doxycycline trong 1 tuần hoặc azithromycin liều duy nhất.

– Đối với người bị viêm mào tinh hoàn: Nếu do nhiễm lậu cầu khuẩn thì tiêm bắp tay 1 liều duy nhất 250mg thuốc Ceftriaxone; nếu do nhiễm Chlamydia thì dùng 100mg thuốc doxycycline uống 2 lần mỗi ngày trong 10 ngày.

– Nếu bị viêm thanh quản: Hãy dùng 2g Ceftriaxone tiêm tĩnh mạch khoảng 7-10 ngày trong 24 giờ

– Người bị viêm dạ dày ruột: Dùng khoảng 2g thuốc Ceftriaxone tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ,  điều trị trong vòng 7-10 ngày.

Tác dụng phụ thuốc Ceftriaxone khi dùng sai liều lượng

Hãy đi cấp cứu ngay nếu gặp phải các triệu chứng sau khi dùng thuốc Ceftriaxone

Khi có triệu chứng phát ban, khó thở, sưng mặt, môi họng…thì người bệnh cần nhanh chóng đi cấp cứu.

Hoặc gọi cho bác sĩ nếu bạn gặp các triệu chứng tác dụng phụ khác nghiêm trọng như: Tiêu chảy nước hoặc có máu, cảm giác ớn lạnh, sốt, mẩn ngứa, có đốm trắng hay lở loét ở miệng. Chảy máu bất thường ở miệng, âm đạo, trực tràng, phát ban, da bầm tím. Đi tiểu ít hơn, động kinh, phản ứng da nghiêm trọng.

Một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn như đau, có cục cứng nơi tiêm, đau đầu, chóng mặt, sưng ngứa, đổ mồ hôi, ngứa âm đạo.

Người mắc bệnh thận, gan, rối loạn dạ dày, bệnh tiểu đường, rối loạn nhịp tim thì không được dùng thuốc Ceftriaxone, chống chỉ định với người dị ứng thuốc Ceftriaxone.

Các thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, do đó, bạn chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và theo dõi các tác dụng có thể gặp phải.

Tuấn Vũ | Hibacsi.net

Tra cứu