Bệnh

Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng gì, không nên kiêng gì?

Đã đăng 08/01/2019

Tay chân miệng là một căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và gây ra sự lo lắng cho các bậc làm cha làm mẹ. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, khi trẻ bị tay chân miệng, phụ huynh cần chú ý chăm sóc trẻ chu đáo, tránh cho bệnh nặng hơn hay lây nhiễm sang các trẻ khác. Dưới đây chúng tôi sẽ thông tin về việc trẻ bị tay chân miệng nên kiêng gì, không nên kiêng gì?. Các bạn có thể căn cứ vào những kiến thức này để chăm sóc trẻ đúng cách.

Một số thông tin về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Tay chân miệng là căn bệnh do nhóm virus cấp tính đường ruột Coxsackie A16 và EV17 gây ra. Bệnh lý này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi với 4 cấp độ bệnh từ nhẹ đến nặng.

tre bi tay chan mieng nen kieng gi kong nen kieng gi

Theo các bác sĩ chuyên khoa, trẻ em thường bị lây nhiễm virus tay chân miệng khi đưa các vật dụng chứa mầm bệnh vào miệng hay ăn các thực phẩm có chứa nguồn bệnh. Virus gây bệnh sau khi xâm nhập qua đường tiêu hóa của trẻ sẽ đi vào đường ruột, sau đó chúng tiếp tục đi vào hệ bạch huyết và xâm nhập vào các cơ quan khác trong cơ thể, trong đó có hệ thần kinh trung ương. Chính vì vậy hệ quả của bệnh lý này rất nghiêm trọng, nó có thể gây viêm não, để lại di chứng lớn, thậm chí gây tỉ lệ tử vong khá cao.

Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường có các dấu hiệu như: bỏ ăn, sốt, chảy dãi, cảm thấy đau miệng khi nói. Khoảng 1, 2 ngày sau khi sốt, một số bộ phận trên cơ thể trẻ (lòng bàn chân, lòng bàn tay, mông, gối…) sẽ bắt đầu nổi mụn nước. Nếu trẻ có những dấu hiệu trên, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín.

Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng gì, không nên kiêng gì?

Khi trẻ bị bệnh, bên cạnh việc theo dõi sức khỏe và các triệu chứng bệnh của trẻ thì các bậc phụ huynh cũng cần phải chú ý chế độ kiêng kỵ trong việc ăn uống và chăm sóc bệnh ngay từ những ngày đầu, khi bệnh mới có dấu hiệu khởi phát.

Trên thực tế, 90% trẻ bị tay chân miệng sẽ khỏi bệnh sau khoảng từ 7 đến 10 ngày. Nếu đến ngày thứ 4 kể từ khi phát bệnh, trẻ tươi tỉnh hơn, không giật mình, không sốt cao thì sẽ nhanh chóng bình phục.

Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ bị tay chân miệng, các bậc phụ huynh nên chú ý những vấn đề sau:

+ Nên kiêng gì khi trẻ bị tay chân miệng

– Cách ly trẻ, không cho trẻ dùng chung đồ chơi, đồ ăn

Bệnh tay chân miệng có khả năng lây nhiễm rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác, do đó, khi con mình bị mắc bệnh, cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ chơi chung đồ chơi hay ăn chung với các trẻ khác để phòng tránh bệnh lây lan.

Nếu trẻ đã đi học, các bạn nên cho trẻ nghỉ ở nhà đến khi khỏi bệnh. Bạn cũng nên hạn chế cho trẻ ngậm đồ chơi hay núm vú cao su.

khong nen cho tre tiep xuc voi do choi

– Có chế độ ăn phù hợp:

Khi trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ nên chú ý cho trẻ ăn những món ăn mà trẻ thích nhưng nên chế biến thành dạng lỏng, mềm như cháo hoặc bột để tránh cho trẻ bị đau rát miệng.

Bên cạnh đó, các mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày cho trẻ, để thức ăn nguội hoặc mát mới cho trẻ ăn. Hãy cho trẻ uống bổ sung vitamin và khoáng chất và cả kẽm theo chỉ định của bác sĩ; ăn nhiều trái cây sạch và các thực phẩm dinh dưỡng để tăng cường vitamin và yếu tố vi lượng.

Với những trẻ còn bú mẹ thì bạn nên cho bú như bình thường hoặc tăng số lần lên vì trẻ mỗi lần bú không được nhiều như lúc khỏe mạnh.

– Vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ:

Trẻ khi mắc bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần đặc biệt chú ý trong việc vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách, sạch sẽ. Các bạn không nên dùng khăn sữa, bông gạc thấm nước muối rửa răng miệng cho trẻ vì nó có thể làm tăng nguy cơ chạm, vỡ các nốt phỏng, khiến vết loét thêm nặng. Bên cạnh đó, việc lau miệng cho trẻ bằng khăn sữa, gạc còn đưa nấm ở bên ngoài vào miệng trẻ.

Tốt nhất, các mẹ hãy sử dụng nước muối sinh lý cho trẻ súc miệng sau mỗi lần ăn, trước khi đi ngủ, ngủ dậy. Miệng trẻ có cơ chế tự làm sạch nên các bạn hãy cố gắng khuyến khích trẻ uống nhiều nước, súc miệng với nước muối… là có thể làm sạch răng miệng mà không gây nguy hiểm.

– Vệ sinh đồ dùng cá nhân cho trẻ:

Các bậc phụ huynh cần chú ý thường xuyên vệ sinh các đồ dùng cá nhân của trẻ như muỗng, chén, bát, cốc uống nước hay khăn tắm… mỗi ngày. Các bạn có thể tiệt trùng các vật dụng này bằng cách luộc qua nước sôi. Hãy cho trẻ sử dụng các đồ dùng cá nhân riêng biệt để tránh lây nhiễm bệnh cho các thành viên khác trong gia đình.

– Sử dụng thuốc theo chỉ định:

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, các bậc phụ huynh không nên tự ý cho trẻ sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi mắc tay chân miệng. Việc sử dụng thuốc chỉ được chỉ định khi có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Và các bạn cũng chỉ nên cho trẻ uống hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C.

+ Không nên kiêng gì khi bị tay chân miệng

– Không nên ép trẻ ăn

Trẻ bị tay chân miệng thường lười ăn uống vì bệnh có thể gây tình trạng đau đớn ở khu vực vùng miệng. Điều này khiến các bậc phụ huynh lo sợ sức khỏe và cân nặng của trẻ bị giảm sút nên cố ép con ăn.

Tuy nhiên, các bạn không nên ép trẻ ăn vì nó có thể hình thành tâm lý sợ ăn cho bé. Thay vào đó, bạn nên cho trẻ uống sữa hoặc ăn sữa chua để bù lại.

khong nen ep tre an khi bi tay chan mieng
khong nen ep tre an khi bi tay chan mieng

– Không kiêng tắm rửa:

Không ít cha mẹ thường cho rằng khi trẻ bị bệnh tay chân miệng thì không được cho trẻ tiếp xúc với nước, không tắm rửa. Tuy nhiên điều này là không chính xác vì điều này có thể khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy vì cơ thể không được làm sạch.

Do đó, các bạn nên tắm rửa cho trẻ như bình thường bằng nước sạch mỗi ngày, nhưng chú ý nhẹ nhàng, không chà xát mạnh vào các nốt mụn nước khiến chúng bị vỡ ra.

– Không nên ủ ấm trên quá mức

Thường khi trẻ bị bênh, ốm sốt và cả tay chân miệng, các mẹ thường ủ ấm trẻ quá mức, không cho trẻ tiếp xúc với gió, nước… Tuy nhiên điều này là không nên vì khi trẻ bị ủ ấm quá mức sẽ ra nhiều mồ hôi hơn và có thể khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ ở nơi thông thoáng và mặc các loại đồ rộng rãi cho trẻ, không nên cho trẻ kiêng cữ quá nhiều.

– Không tắm cho trẻ bằng nước lá

Có nhiều người khi con bị tay chân miệng thường làm theo các phương pháp dân gian, tìm kiếm các loại lá để về tắm rửa cho trẻ. Tuy nhiên các bạn tuyệt đối không nên áp dụng phương pháp này vì nó có thể gây bội nhiễm cho trẻ mắc bệnh.

– Không ăn các loại thức ăn đặc, cay nóng

Khi trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ cần chú ý không cho bé ăn những loại thức ăn đặc hoặc cay nóng vì nó sẽ khiến cho miệng trẻ bị đau rát, khó chịu.

– Không ăn thực phẩm chua, nhiều axit

Những tổn thương ở miệng của trẻ do bệnh tay chân miệng gây ra sẽ nghiêm trọng hơn và khiến trẻ cảm thấy đau đớn hơn nếu trẻ ăn phải các loại thực phẩm chua, có chứa axit như cam, chanh… Điều này cũng có thể gây ra tâm lý sợ hãi cho trẻ, khiến trẻ bỏ ăn, sức khỏe bị suy giảm.

– Không nên lạm dụng truyền nước

Truyền nước là một cách giúp giảm nhanh tình trạng sốt được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên đối với những trẻ bị tay chân miệng, các bậc phụ huynh tuyệt đối không được lạm dụng vấn đề này.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, chỉ trong trường hợp trẻ có các biểu hiện mất nước nặng như nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao… thì mới phải chuyền nước. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ để tránh cho trẻ gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Hi vọng rằng một số thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây đã giúp các bậc phụ huynh có phương pháp chăm sóc trẻ đúng cách và hiệu quả. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, vì vậy hãy chủ động đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị khi có dấu hiệu ban đầu nhé. Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của trẻ, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho cha mẹ cách chữa trị và chăm sóc trẻ đúng cách, giúp trẻ chóng khỏi bệnh và không gặp biến chứng.

Tra cứu