Bệnh

Xét nghiệm nước tiểu để làm gì?

Đã đăng 30/08/2019

Xét nghiệm nước tiểu thường được chỉ định trong quá trình khám sức khỏe tổng quát, hoặc để chẩn đoán bệnh… Tuy nhiên, xét nghiệm nước tiểu để làm gì thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết sau, Thaythuocviet.net sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này, cũng như cung cấp một số thông tin hữu ích xung quanh xét nghiệm này.

Xét nghiệm nước tiểu là gì?

Xét nghiệm nước tiểu được hiểu là một phân tích để kiểm tra các thành phần có trong nước tiểu. Cụ thể, xét nghiệm sẽ kiểm tra nồng độ các chất trong nước tiểu, chất lượng nước tiểu. Từ đó, bác sĩ sẽ đánh giá chính xác về sức khỏe hiện tại của người bệnh.

xet nghiem nuoc tieu

Một số thành phần của nước tiểu sẽ được kiểm tra qua xét nghiệm gồm:

  • Màu nước tiểu.
  • Độ trong của nước tiểu.
  • Mùi của nước tiểu.
  • Trọng lượng riêng.
  • Độ pH.
  • Chất đạm.
  • Glucose
  • Leukocyte esterase.

Xét nghiệm nước tiểu để làm gì?

Khi được các bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm nước tiểu, không ít người có mối lo lắng chung rằng xét nghiệm nước tiểu để làm gì. Với câu hỏi này, các bác sĩ chuyên khoa cho hay, mục đích xét nghiệm nước tiểu gồm:

Khám sức khỏe tổng quát

Xét nghiệm nước tiểu mục đích để kiểm tra sức khỏe tổng quá, kiểm tra sức khỏe thai kỳ. Hoặc được chỉ định để kiểm tra sức khỏe trước khi làm thủ thuật giúp sàng lọc một số rối loạn có thể ảnh hưởng đến kết quả thủ thuật. Một số rối loạn cần sàng lọc gồm bệnh gan, tiểu đường hay bệnh thận.

Chuẩn đoán bệnh

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những phương pháp hữu ích giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác các bệnh lý trong cơ thể. Một số bệnh lý có thể chẩn đoán nhờ xét nghiệm nước tiểu gồm:

  • Mất nước.
  • Ung thư vú.
  • Ung thư tinh hoàn.
  • Tiểu đường.
  • Nhiễm trùng tiết niệu.
  • Huyết khối.

Nếu bạn có những triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, đau khi tiểu, tiểu ra máu, màu và mùi nước tiểu bất thường, đau lưng, đau bụng… Cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được làm xét nghiệm nước tiểu vì đó có thể biểu hiện của những bệnh lý trên.

Theo dõi tình trạng bệnh lý

Với những người mắc bệnh thận hoặc các bệnh về đường tiết niệu sẽ được chỉ định làm xét nghiệm nước tiểu thường xuyên để theo dõi bệnh. Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá hiệu quả của các phương pháp đang điều trị, đánh giá mức độ bệnh để có phương án điều trị phù hợp.

Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu còn được sử dụng để kiểm tra nữ giới đã mang thai hay chưa, hoặc dùng để sàng lọc một số thuốc.

Tham khảo thêm câu chuyện liên quan 

>>> Ngứa lỗ tiểu ở nam và nữ là bệnh gì?

>>> Vi khuẩn mycoplasma là gì?

Quy trình xét nghiệm nước tiểu

Tùy vào sức khỏe cũng như nhu cầu của bản thân mà bạn có thể lấy mẫu nước tiểu tại nhà hoặc tại các cơ sở y tế. Nhân viên y tế sẽ cung cấp cho bạn lọ đựng mẫu nước tiểu và phiếu thông tin cá nhân. Thông thường, xét nghiệm này sẽ được thực hiện vào buổi sáng vì lúc này nước tiểu cô đặc nên sẽ chính xác hơn.

Sau đó, các bạn lấy mẫu nước tiểu theo các bước sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ lỗ tiểu, đồng thời rửa tay bằng xà phòng và lau khô.
  • Lấy lọ đựng mẫu nước tiểu, tháo nắp và để sang một bên. Lưu ý không để tay chạm vào nắp hoặc bên trong lọ.
  • Bắt đầu đi tiểu tiện, bỏ qua lượng nước tiểu ban đầu.
  • Cho lọ đựng nước tiểu vào giữa dòng nước tiểu, lấy khoảng 2/3 lọ, sau đó tiếp tục đi hết phần còn lại.
  • Đậy nắp và đưa lọ đựng nước tiểu cho nhân viên y tế.
  • Lọ nước tiểu sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm, lúc này bạn có thể hoạt động bình thường.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu

Trước khi làm xét nghiệm nước tiểu, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không ăn uống ít nhất 8 giờ trước khi làm xét nghiệm. Tốt nhất, nên làm xét nghiệm nước tiểu vào buổi sáng và nhịn ăn sáng để đảm bảo kết quả không bị ảnh hưởng.
  • Nữ giới không nên làm xét nghiệm nước tiểu khi sắp đến chu kỳ kinh hoặc đang trong chu kỳ kinh.
  • Thông báo với bác sĩ các loại thuốc đang dùng, bởi một số thuốc như thuốc lợi tiểu, vitamin B, rifampin… đều có thể ảnh hưởng đến các chỉ số xét nghiệm.

Hy vọng với những thông tin trên giải đáp phần nào thắc mắc xét nghiệm nước tiểu để làm gì. Nếu còn thắc mắc xung quanh xét nghiệm này, các bạn có thể đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn chi tiết. Nhằm hạn chế những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm và gây nên những hệ lụy đáng tiếc.

Tra cứu