Bệnh phổ thông

Tiểu đường tuýp 2 là gì?

Đã đăng 09/08/2019

Tiểu đường tuýp 2 là gì theo báo cáo của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) năm 2017 cho biết, Việt Nam hiện có 3,53 triệu người mắc tiểu đường. Hơn 95% trường hợp thuộc nhóm tiểu đường tuýp 2. Hãy theo dõi bài viết sau đây để biết tại sao bệnh lại chiếm tỷ lệ mắc cao đến vậy.

tieu duong type 2 la gi

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?

Tiểu đường tuýp 2 hay còn có tên gọi khác là bệnh đái tháo đường tuýp 2. Bệnh gây ra do sự rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.

Những người mắc bệnh thường có chung đặc điểm: Đường huyết cao, cơ thể kháng insulin và thiếu hụt lượng insulin tương đối.

Khi thiếu hụt insulin, lượng đường được đưa vào cơ thể sẽ không được đưa tới các tế bào để sản sinh năng lượng. Điều này khiến cho các tế bào luôn bị đói. Trong khi đó lượng đường dư thừa trong máu lại tăng cao.

Tiểu đường tuýp 2 là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm. Thậm chí, có thể gây tử vong.

Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2

Để nhận biết bản thân có mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 không, người bệnh có thể dựa vào những dấu hiệu sau:

-Tiểu nhiều:

Lượng đường huyết trong cơ thể khi tăng cao sẽ được đào thải qua đường tiểu.

Thận khi này sẽ luôn phải làm việc với công suất tối đa. Chúng kéo nước tiểu từ cơ thể để pha loãng nước tiểu, khiến lượng nước tiểu tại bàng quang tăng gấp đôi.

Người bệnh do đó luôn cảm thấy buồn tiểu và muốn đi tiểu.

-Khát nước:

Một quy luật dễ nhận thấy đó là càng đi tiểu nhiều thì càng nhanh khát.

Để bù lại lượng nước đã mất, người bệnh cần uống nhiều nước hơn.

-Mệt mỏi, kiệt sức.

-Nhanh bị đói, ăn rất nhiều nhưng cân nặng luôn giảm

-Sức đề kháng giảm sút khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng.

-Làn da trở nên mẫn cảm hơn, dễ bị khô, ngứa, mẩn đỏ.

-Mắt mờ, hay bị quáng gà, đục thủy tinh thể.

-Giảm ham muốn tình dục, yếu sinh lý.

-Chân tay hay bị tê hoặc bị đau, mất dần phản xạ.

-Vết thương khó lành.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường type 2 nếu kéo dài sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi lẽ, việc tăng glucose mạn tính sẽ gây rối loạn chuyển hóa carbohydrate, lipide và protide. Từ đó gây tổn thương gần như toàn bộ cơ quan trong cơ thể.

Những nguy hiểm bệnh tiểu đường type 2 gây ra mà bạn có thể sẽ phải đối mặt là:

Bệnh lý tim mạch

Tiểu đường type 2 thường kéo theo đó là huyết áp cao, glucose máu cao và cholesterol cao. Tất cả những yếu tố này góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Điển hình nhất là bệnh lý động mạch vành, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Bệnh tim mạch cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở người tiểu đường type 2.

Gây suy thận mãn tính

Thận luôn phải làm việc hết công suất để đào thải lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, tiểu đường tuýp 2 còn gây ra nhiều tổn thương ở mạch máu.

Tất cả những nguyên nhân này khiến thận nhanh chóng bị suy kiệt, hoạt động kém. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận mãn tính. Người bệnh để duy trì sự sống cần tiến hành chạy thận rất tốn kém.

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương

Hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng rất lớn khi bạn mắc tiểu đường tuýp 2. Sự tổn thương này kéo theo đó hàng ngàn rắc rối tại các bộ phận khác. Bao gồm hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ vận động.

Riêng ở nam giới, tiểu đường tuýp 2 khiến họ mất dần ham muốn tình dục, xuất tinh sớm. Khả năng cương cứng của dương vật giảm sút khiến bản lĩnh đàn ông khó duy trì.

Gây bệnh võng mạc mắt

Đa số người mắc tiểu đường tuýp 2 mắc các bệnh về suy giảm thị lực. Nghiêm trọng nhất là mù lòa. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể khắc phục nếu kiểm soát được lượng đường trong máu.

Các biến chứng trong thời kỳ mang thai

Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ mắc tiểu đường. Tuy rằng tiểu đường thai kỳ có thể chấm dứt ngay khi sinh xong nhưng hệ lụy gây ra vẫn rất lớn.

Về phía người mẹ, bệnh khiến mẹ tăng cân khó kiểm soát, dễ bị tiền sản giật, huyết áp cao.

Đối với thai nhi, trẻ có xu hướng tăng cân nhanh, dễ bị nhiễm trùng. Sau sinh, những đứa trẻ này cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. => Xem thêm: dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt ở bà bầu

Phòng tránh tiểu đường tuýp 2 bằng cách nào

Bệnh tiểu đường tuýp 2 tuy rất nguy hiểm nhưng vẫn có thể phòng tránh. Để làm được điều này, người bệnh cần duy trì một nếp sống khoa học. Cụ thể như sau:

-Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ chiên rán hoặc thực phẩm chế biến sẵn.

-Không sử dụng đồ uống có cồn như bia, rượu.

-Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh.

-Kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và khắc phục những bất thường về sức khỏe.

-Uống 500 mg vitamin C mỗi ngày giúp giảm lượng đường trong máu hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng quá liều để tránh gây hiệu quả ngược. Tham khảo thêm: 13 cách phòng tránh bệnh tiểu đường trước khi quá muộn.

Lời khuyên của chuyên gia

Cuộc sống càng phát triển, con người càng phải đối mặt với nhiều áp lực về công việc, gia đình, xã hội. Sự bận rộn này khiến họ xao nhãng trong việc tập luyện, ăn uống và rèn nếp sống khoa học. Vô tình khiến cho tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 2 tăng lên nhanh chóng.

Thăm khám định kỳ kết hợp uống thuốc và thay đổi thói quen ăn uống, tập luyện có thể giúp bạn khắc phục tình trạng này.

Hãy luôn lắng nghe ý kiến của chuyên gia để bản thân khỏe mạnh nhé!

Maltodextrin là gì? Có hại không?

Tra cứu